Kiểm định máy xây dựng là hoạt động quan trọng và bắt buộc đối với những tổ chức, cá nhân sở hữu máy xây dựng và hoạt động trong lĩnh vực này, đặc biệt là với những thiết bị đòi hỏi sự nghiêm ngặt cao về tính an toàn cần phải kiểm định đầy đủ. Quy định kiểm định máy xây dựng được quy định chi tiết tại Thông tư 17/2017/TT – BLĐTBXH.

 

Tiến hành kiểm định máy xây dựng đúng thời hạn và đúng cách là thực hiện đúng quy định của pháp luật. Và là giải pháp giúp cho các doanh nghiệp và tổ chức có thể phát hiện và sửa chữa kịp thời những hư hỏng xảy ra đối với hệ thống máy móc của mình, giúp cho quá trình thi công luôn đúng tiến độ. Quan trọng hơn, kiểm định máy xây dựng giúp chúng ta đảm bảo an toàn cho người lao động, hạn chế đến mấp thức nhất những rủi ro có thể xảy ra do máy móc hư hỏng.

Kiểm định kỹ thuật an toàn này áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ và kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường đối với các loại cần trục tháp sử dụng trong thi công xây dựng theo Danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành và thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Xây dựng.

Kiểm định máy xây dựng là gì?

Quy định kiểm định máy xây dựng

Máy xây dựng là các máy móc và thiết bị phục vụ cho các quá trình xây dựng, các máy dùng để vận chuyển hàng hóa như xây dựng dân dụng, xây dựng công trình thủy lợi, xây dựng giao thông, xây dựng công nghiệp, công trình công cộng….

Kiểm định máy xây dựng là hoạt động kiểm tra trạng kỹ thuật của máy xây dựng so với các tiêu chuẩn kĩ thuật và quy chuẩn kĩ thuật để rút ra kết luận rằng máy xây dựng có đảm bảo an toàn để đưa vào sử dụng hay không.

Tại sao phải kiểm định máy xây dựng?

– Kiểm định máy xây dựng là chấp hành tốt pháp luật và là nâng cao ý thức con người.

– Để đảm bảo an toàn cho người lao động, người vận hành.

– Để kiểm tra tình trạng của máy, kịp thời phát hiện những hư hỏng, tiên đoán những hư hỏng để có biện pháp xử lý.

Máy xây dựng nào phải kiểm định?

Máy xây dựng được chia thành nhiều nhóm khác nhau, và chúng ta cần kiểm định máy xây dựng thuộc những nhóm sau đây:

– Thiết bị nâng: máy vận thăng, palang, cẩu, cổng trục, cẩu trục, trục tháp, xe nâng… (bắt buộc kiểm định)

– Thiết bị đầm: máy đầm đường, xe lu

– Thiết bị vận chuyển: kiểm định máy xúc, máy đào, xe chuyển chở, máy ngoạm.

– Thiết bị khoan: các loại máy khoan, khoan cọc nhồi

– Thiết bị khác: máy trộn bê tông, máy hàn, máy cắt, máy nắn, máy uốn, máy đột dập, máy tiện, máy phay, máy bào, máy nghiền, máy sàng, máy rửa đá, máy khoan hầm, máy lao dầm cầu, máy phát điện …

 

 

Quy trình kiểm định máy xây dựng

Kiểm định kỹ thuật an toàn máy xây dựng tiến hành theo các bước sau.

Chuẩn bị kiểm định

Trước khi tiến hành kiểm định máy, tổ chức kiểm định và cơ sở phải phối hợp, thống nhất kế hoạch kiểm định, chuẩn bị các điều kiện phục vụ kiểm định và cử người tham gia, chứng kiến kiểm định.

– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch máy.

– Chuẩn bị máy trước khi kiểm định.

– Chuẩn bị mặt bằng trước khi kiểm định.

– Chuẩn bị các dụng cụ để phục vụ quá trình kiểm định.

– Xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi kiểm định.

Kiểm định bên ngoài.

Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài là đánh giá tình trạng thực của máy và các bộ phận của máy bằng mắt thường. Tình trạng thực của máy so sánh với tình trạng máy khi ở điều kiện bình thường bằng kinh nghiệm và hiểu biết của kiểm định viên để phát hiện những dấu hiệu bất thường để đưa ra kết luận hoặc chỉ định các phương án kiểm tra khác. Nội dung kiểm tra kỹ thuật bên ngoài của máy gồm:

– Sự đồng bộ của máy theo thiết kế;

– Máy được lắp dựng theo đúng thiết kế;

– Những biến dạng (vết nứt, cong vênh), tình trạng sơn, sự ăn mòn của các kết cấu kim loại của máy;

– Sự rò rỉ dầu thủy lực, tình trạng vỏ bọc và kẹp các dây cáp dẫn điện và tình trạng chung của hệ thống thủy lực và hệ thống điện;

– Sự đầy đủ dung lượng dầu thủy lực và dầu bôi trơn;

– Sự đồng bộ của các thiết bị kiểm soát an toàn, kiểm soát các giới hạn, vỏ và lưới bảo vệ các cơ cấu chuyển động;

– Nhật ký sử dụng, bảo dưỡng kỹ thuật máy.

– Kiểm tra các giới hạn hành trình.

Kiểm định kỹ thuật chi tiết bên trong.

Kiểm tra kỹ thuật – Thử không tải

Kiểm tra kỹ thuật – Thử không tải là kiểm tra khả năng thực hiện các chức năng làm việc của máy theo thiết kế bao gồm:

– Làm việc đúng và chính xác theo điều khiển.

– Kiểm tra các mức độ chính xác các chức năng chuyển động của máy.

– Kiểm tra các chức năng an toàn và dừng khẩn cấp.

– Kiểm tra hoạt động của đèn, còi cảnh báo.

Xác nhận kết quả kiểm định.

Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép tại hiện trường theo mẫu quy định tại phụ lục C1 và lưu giữ tại tổ chức kiểm định.

– Dán tem kiểm định lên các thiết bị.

Hình thức kiểm định máy xây dựng

Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn máy xây dựng theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia về an toàn sau khi lắp đặt và trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.

Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của máy xây dựng theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia về an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.

Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn xây dựng theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia về an toàn trong các trường hợp sau:

– Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của máy;

– Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền;

– Máy nhập khẩu đã qua sử dụng.

Điều kiện kiểm định

Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

▪️ Máy phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.

▪️ Hồ sơ kỹ thuật của máy phải đầy đủ.

▪️ Các yếu tố môi trường, thời tiết đủ điều kiện không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.

▪️ Các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành máy.

Hồ sơ chuẩn bị khi thực hiện kiểm định máy xây dựng.

Thành phần hồ sơ được quy định theo từng đối tượng cụ thể tại quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động tương ứng. Bao gồm các loại như sau:

🔹 Đối với kiểm định lần đầu: Lý lịch của thiết bị; Hồ sơ xuất xưởng. Các báo cáo kết quả hiệu chuẩn thiết bị đo lường; biên bản kiểm tra tiếp đất, chống sét, thiết bị bảo vệ (nếu có). Hồ sơ lắp đặt. Tính toán sức bền các bộ phận chịu lực (nếu có). Hướng dẫn lắp đặt và vận hành an toàn. Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định.

🔹 Đối với kiểm định định kì: Lý lịch; biên bản kiểm định và Giấy chứng nhận kết quả kiểm định lần trước. Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng. Biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).

🔹 Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường: Hồ sơ như trường hợp kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ và kiểm tra bổ sung các hồ sơ khác quy định trong các trường hợp sau đây:

+ Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp: Hồ sơ sửa chữa, cải tạo, nâng cấp; biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.

Chu kì kiểm định máy xây dựng

Do đặc thù các máy xây dựng hoạt động ngoài trời, trong thời tiết khắc nghiệt chịu ảnh hưởng của nắng, mưa, bụi bẩn, chúng tôi khuyến khích khách hàng nên kiểm định các máy xây dựng 1 năm/lần.

Tùy vào từng loại thiết bị máy móc mà ta sẽ có thời hạn kiểm định máy xây dựng khác nhau. Do đó những người có trách nhiệm cần phải tìm hiểu và nắm rõ thời hạn được quy định cho từng loại thiết bị để có thể kiểm định kịp thời cho đúng pháp luật và đảm bảo an toàn lao động cho công trình của mình.

Chi phí kiểm định thiết bị xây dựng

Tùy vào từng loại máy móc, địa điểm thực hiện chúng tôi sẽ báo giá chi tiết. Quý khách có nhu cầu thực hiện kiểm định máy xây dựng, vui lòng liên hệ CRS VINA để được tư vấn và báo giá. Hotline: 0903.980.538

Đơn vị kiểm định máy xây dựng

CRS VINA là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực kiểm định an toàn thiết bị, kiểm định máy xây dựng hiện nay.

Với nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ kiểm định viên giàu chuyên môn, kinh nghiệm thực tế đảm bảo thực hiện nhanh chóng, hiệu quả.

Có văn phòng tại các tỉnh thành trên toàn quốc, thuận tiện và linh động địa điểm thực hiện kiểm định cũng như tối ưu chi phí cho doanh nghiệp.

Trên đây là những quy định kiểm định máy xây dựng, quý khách hàng cần tư vấn, vui lòng liên hệ:

 

📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

🌐 Website: https://chungnhaniso.com.vn/

 🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina

📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com

🍂 Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

🍂 Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

🍂 Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

🍂 Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

5/5 - (1 bình chọn)

Đăng bởi by & filed under Kiểm định an toàn, Kiểm định.