Theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định an toàn thiết bị thường xuyên theo tần suất nhất định để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Vậy kiểm định an toàn thiết bị là gì? Các loại máy móc nào cần phải kiểm định? Quy trình kiểm định như thế nào?

Kiểm định an toàn thiết bị là gì?

Kiểm định an toàn thiết bị

Kiểm định an toàn thiết bị là hoạt động kỹ thuật được thực hiện theo một quy trình nhất định nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp về tình trạng an toàn kỹ thuật của thiết bị theo quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật.

Vì sao phải kiểm định an toàn thiết bị?

Kiểm định an toàn thiết bị để đánh giá tình trạng của máy móc thiết bị để đưa ra kết luận chúng có đảm bảo an toàn hay không. Kịp thời phát hiện những hư hỏng, nguy cơ mất an toàn để có những sửa chữa đúng lúc.

Đảm bảo quá trình làm việc diễn ra suôn sẻ, hiệu quả và năng suất.

Thực hiện đúng quy định của nhà nước theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP

Cơ sở pháp lý kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị

🔹 Luật Vệ sinh an toàn lao động 2015.

🔹 Nghị định 44/2016/NĐ-CP

🔹 Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH

🔹 Thông tư 41/2016/TT-BLĐTBXH

🔹 Thông tư 16/2017/TT-BLĐTBXH

Những máy móc thiết bị nào cần kiểm định an toàn?

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định danh mục thiết bị, máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, bao gồm:

👉 Thiết bị nâng: thang máy, thang cuốn, băng tải; cần trục, cầu trục; thiết bị nâng, xe nâng hàng, xe nâng người; pa lăng; kích thuỷ lực; vận thăng; tời điện, tời tay, tời thủ công trọng lượng >1000kg; hệ thống cáp treo; cầu trượt, công trình vui chơi công cộng.

👉 Thiết bị áp lực: nồi hơi, lò hơi, nồi đun nước nóng; nồi gia nhiệt dầu; bình chịu áp, chai chịu áp; bồn chứa khí hoá lỏng; bồn chứa hoá chất, nguyên liệu hoá học; hệ thống đường ống dẫn khí LPG; hệ thống dẫn khí lạnh, hệ thống y tế; hệ thống đường ống dẫn nước nóng, hơi nóng; hệ thống lạnh các loại.

👉 Thiết bị đo lường: nhiệt áp kế; nhiệt ẩm kế; hệ thống chống sét, đo điện trử chống sét; van an toàn; đồng hồ đo khí dân dụng.

👉 Thiết bị điện: máy biến áp; chống sét van; máy cắt; cáp điện; cầu dao cách điện, cầu dao cách lý; sào cách điện; ủng cách điện; găng tay cách điện; thảm cách điện.

👉 Thiết bị y tế: máy chụp cộng hưởng từ MRI; máy chịp PET/SPECT; máy chụp cắt lớp vi tính 64 dãy; máy chụp X-quang kỹ thuật số; máy siêu âm; máy nội soi tiêu hoá; máy xét nghiệm; máy ly tâm; tủ ấm, tủ trữ máu; tủ BOD; bể ổn nhiệt, điều nhiệt; tủ an toàn sinh học; tủ sấy, tủ lạnh âm sâu; máy điện não; máy thở; máy Monitor theo dõi bệnh nhân, lồng ấp trẻ sơ sinh; máy sốc tim,; máy phá rung tim, tạo nhịp,…

Hình thức kiểm định

☀️ Kiểm định lần đầu

Thực hiện trước khi máy móc, thiết bị xuất xưởng. Lần kiểm định này để quyết định máy móc có đủ điều kiện an toàn để đưa vào hoạt động hay không.

☀️ Kiểm định định kỳ

Thực hiện sau khi kiểm định lần đầu hết hiệu lực.

☀️ Kiểm định bất thường

Kiểm định vất thường thực hiện trong trường hợp kiểm định lần đầu hay kiểm định định kỳ vẫn còn hiệu lực mà ta phải tiến hành kiểm định lại thì đó gọi là kiểm định bất thường. Kiểm định bất thường trong các trường hợp:

Sau khi xảy ra sự cố tai nạn: những thiết bị, máy móc sau khi xảy ra sự cố và tiến hành sửa chữa, nâng cấp, cải tạo ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn thì trước khi muốn đưa vào hoạt động trở lại thì phải tiến hành kiểm định, đảm bảo an toàn mới cho vật dụng vào khiến cho việc.

Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt: Đối với những thiết bị, máy móc sau khi thay đổi vị trí lắp đặt bắt buộc phải tiến hành kiểm định lại mới cho vào hoạt động

Sau khi tiến hành tu chỉnh lớn: sau khi tiến hành đại tu sửa hoặc thay thế các bộ phận chịu lực chính của thiết bị thì đều phải tiến hành kiểm định lại.
Khi các thiết bị hoạt động trở lại sau khi nghỉ hoạt động 12 tháng trở lên.

Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Thời hạn kiểm định an toàn thiết bị

Thời hạn kiểm định máy móc thiết thị phụ thuộc vào từ đối tượng và trạng thái sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng theo đúng quy định của nhà chế tạo hay
không. Nếu thời hạn kiểm định rút ngắn phải nêu rõ lý do.

🌱 Bình khí nén: Thời hạn kiểm định định kỳ không quá 3 năm/lần, nếu thiết bị làm việc trong môi trường không đảm bảo thì thời hạn kiểm định có thể được rút ngắn. Những bình khí nén đã sử dụng trên 24 năm thì thời hạn còn 1 năm/lần.

🌱 Cầu trục, cổng trục: cầu trục, cổng trục làm việc trong nhà xưởng thì thời hạn kiểm định định kỳ không quá 3 năm, đối với một số cầu trục, cổng trục làm việc ngoài trời thì có thể rút ngắn thời hạn kiểm định. Nếu thời gian hoạt động trên 10 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm/ lần.

🌱 Xe nâng hàng: Những xe nâng hoạt động dưới 10 năm thì kiểm định định kỳ thời hạn không quá 02 năm/1 lần. Nếu xe hoạt động trên 10 năm thì định kỳ mỗi năm kiểm định một lần.

🌱 Thang máy điện: Đối với các thang máy nhập ngoài thì thời hạn kiểm định định kỳ không quá 4 năm/1 lần. Còn thang máy do Việt Nam lắp ráp bình thường định kỳ khoảng 2 đến 3 năm/1 lần. Thang máy đã sử dụng trên 20 năm thì thời gian kiểm định định kỳ là 1 năm/1 lần.

🌱 Nồi hơi: Thời hạn kiểm định định kỳ không quá 2 năm đối với nồi hơi sử dụng dưới 10 năm. Nồi hơi sử dụng trên 10 thì định kỳ một năm kiểm một lần.

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị

✔️ Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của máy móc. Kiểm tra hồ sơ kiểm định lần trước.

✔️ Kiểm tra bên ngoài.

✔️ Kiểm tra bên trong.

✔️ Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm.

✔️ Kiểm tra vận hành

✔️ Đánh giá kết quả kiểm định.

✔️ Dán tem kiểm định

Lưu ý: các bước trong quy trình kiểm định cần phải thực hiện lần lượt. Kết quả của bước trước đạt yêu cầu mới thực hiện bước kế tiếp. Nếu kết quả ở bước nào chưa đạt yêu cầu thì kết thúc kiểm định, ghi vào biên bản và đề xuất phương án khắc phục. Sau khi khắc phục thì tiến hành kiểm định lại.

Hồ sơ đăng ký kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị

Thành phần hồ sơ tuỳ thuộc vào từng đối tượng và hình thức kiểm định:

– Đối với kiểm định lần đầu

Lý lịch của thiết bị.

Hồ sơ xuất xưởng.

Các báo cáo kết quả hiệu chuẩn thiết bị đo lường.

Biên bản kiểm tra tiếp đất, chống sét, thiết bị bảo vệ (nếu có).

Hồ sơ lắp đặt.

Tính toán sức bền các bộ phận chịu lực (nếu có).

Hướng dẫn lắp đặt và vận hành an toàn.

Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định.

– Đối với kiểm định định kì:

Lý lịch thiết bị

Biên bản kiểm định và Giấy chứng nhận kết quả kiểm định lần trước.

Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng.

Biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).

– Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường

Hồ sơ như trường hợp kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ và kiểm tra bổ sung các hồ sơ khác quy định trong các trường hợp sau đây:

+ Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp: Hồ sơ sửa chữa, cải tạo, nâng cấp; biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.

+ Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt: Hồ sơ lắp đặt.

Chi phí kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị

Chi phí kiểm định được quy định tại Thông tư 41/2016/NĐ-CP

– Mức giá dịch vụ kiểm định được quy định tại Biểu giá dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động ban hành kèm theo Thông tư này là giá tối thiểu.

– Mức giá dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn tại Thông tư này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.

– Căn cứ vào mức giá tối thiểu quy định, người đứng đầu các tổ chức hoạt động kiểm định quy định mức giá cụ thể dịch vụ kiểm định kỹ thuật máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt.

Để được báo giá chi tiết, vui lòng liên hệ CRS VINA qua hotline để được tư vấn: 0903.980.538

Đơn vị kiểm định an toàn thiết bị

Công ty CRS VINA cung cấp dịch vụ kiểm định an toàn thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP.

Chúng tôi là đơn vị được cấp phép hoạt động kiểm định thiết bị.

Đội ngũ kiểm định viên có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thực tế.

Trang thiết bị đầy đủ, hiện đại phục vụ quá trình kiểm định nhanh chóng, hiệu quả.

 

CÔNG TY TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA

📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

🌐 Website: https://chungnhaniso.com.vn/

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina

📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com

✴️ Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh.

✴️ Văn Phòng Giao Dịch tại TP HCM: Số 33H6, DN10, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.

✴️ Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

✴️ Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

✴️ Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

5/5 - (1 bình chọn)

Đăng bởi by & filed under Kiểm định, Kiểm định an toàn.