Một số câu hỏi thường gặp khi đơn vị mới, chưa nắm rõ về việc thực hiện kiểm định an toàn các máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt theo quy định của Bộ lao động thương binh xã hội.

Câu hỏi: Xe nâng nào phải kiểm định? xe nâng này có cần kiểm định theo quy định hay không?

Trả lời: Xe nâng nào phải kiểm định theo quy định, trước hết ta sẽ phân biệt các loại xe nâng hiện nay.

Xe nâng được chia ra làm 3 loại cơ bản: xe nâng tay, xe nâng điện và xe nâng động cơ đốt trong

1. Xe nâng tay.

Xe nâng tay là tên gọi của một xe nâng hàng mà nó được nâng lên và hạ xuống bằng sức người. Xe nâng tay này không chỉ dùng sức người để nâng lên và hạ xuống mà còn dùng sức người để di chuyển vị trí của hàng hóa mà mình muốn.

 

chung-nhan-iso xe nang tay

Xe nâng tay thấp và xe nâng tay cao

2. Xe nâng điện hay còn gọi là xe nâng hàng sử dụng bình ắc quy.

Xe nâng hàng này là loại xe nâng dùng điện năng từ nguồn bình ắc quy và các mô tơ để hoạt động về vấn đề nâng lên hạ xuống và di chuyển. Chiếc xe nâng hàng này nó có các bộ phận chức năng như một chiếc xe điện. Có ghế ngồi, buồng lái, có vô lăng, có chân ga, chân phanh, và số tiến lùi. Đặc biệt của xe nâng bằng điện này là nó hoạt động rất êm ái, không ồn ào.

Loại xe nâng hàng này được sử dụng ở các phân xưởng, nhà máy có sàn mịn, trơn hay nói cách khác sàn ở xưởng phải chất lượng thì mới nên dùng loại xe nâng này. Xe nâng hàng bằng điện này nó được sử dụng trong các kho lạnh, kho thực phẩm… Xe nâng hàng bằng điện sử dụng bình ắc quy có 3 loại.

+ Xe nâng điện bán tự động:

xe_nang_cao_ac_quy1 xe-nang-tay-moi2

Xe nâng hàng này thì nó không có các chức năng như tôi đã mô tả trên mà nó chỉ phát triển từ xe nâng tay thôi. Nó có thêm một chiếc bình ắc quy và nó có cần điều khiển để nâng hạ hàng hóa.

Một tính năng của chiếc xe nâng hàng này nữa là nó có phần di chuyển. Có cần điều khiển để chiếc xe nâng di chuyển được mà không cần đến sức người. Nó còn có một tay lái nhưng rất đơn giản. Chiếc xe nâng hàng bằng bình ắc quy này có thể đứng lên trên và điều khiển nó.

+ Xe nâng điện đứng lái:

nang_dien_dung_lai2xe-nang-dien-dung-lai1

Loại xe nâng hàng này rất đặc biệt vì người điều khiển đứng lên sàn của xe nâng. Khi đứng lên có một chiếc bàn đạp ở dưới chân là bàn đạp phanh. Bàn đạp phanh này nó là thường đóng tức là khi không được đạp xuống thì nó sẽ giữ chiếc xe và không cho nó trôi. Nói một cách khác là khi không đạp xuống thì hệ thống phanh nó lại được làm việc. Muốn điều khiển xe nâng hàng này thì điều cần thiết là chúng ta phải đạp bàn đạp phanh này xuống thì chúng ta mới có thể điều khiển nó di chuyển được.

+ Xe nâng điện ngồi lái:

xe nang ngoi lai2 xe nang dung lai1

Khác với loại xe nâng điện đứng lái, xe nâng điện ngồi lái có buồng lái và có ghế ngồi. Xe nâng hàng này nó chỉ khác ô tô ở chỗ là không có chân côn (amaza). Còn các chức năng khác thì nó rất giống. Nó có số và khi đạp chân ga thì nó di chuyển. Còn phần nâng hạ thì nó lại có cần điền khiển riêng. Khi chúng ta ngồi lái là chúng ta đang ngồi trên chiếc bình ắc quy của nó. Thông thường loại này nâng được hàng hóa chỉ dưới 2,5 tấn.

3. Xe nâng hàng động cơ đốt trong.

IMG_0836

Tại sao lại nói đến xe nâng hàng động cơ đốt trong bởi vì loại xe nâng hàng này nó sử dụng 3 loại nhiên liệu để tạo ra công suất là xăng, gasoline và dầu diesel.

Thông thường khi sử dụng loại xe này, người ta sử dụng để nâng dỡ và di chuyển hàng hóa với khối lượng lớn, tần suất cao mà các loại xe khác không thể đáp ứng được.

Cấu tạo của xe chủ yếu bao gồm có động cơ chạy bằng nhiên liệu xăng, dầu diesel hoặc gas, khung gầm và lốp xe như cấu tạo xe ô tô, ngoài ra còn có thêm hệ thống thủy lực để nâng hàng hóa.

Các loại xe nâng hàng này nó có thể chịu được tải trọng rất lớn. Có thể lên đến 50 tấn.

Thông thường các loại xe nâng từ 5 tấn trở xuống dùng đại trà trong các nhà máy xí nghiệp, các loại xe có tải trọng từ 10 tấn trở lên dùng ở các cảng biển phục vụ cho việc nâng hạ container có trọng tải lớn.

Xe nâng hàng sử dụng nhiên liệu xăng và gas công nghệ mới ở trên 1 xe.

Theo phụ lục Thông tư Số: 05 /2014/TT-BLĐTBXH các loại máy, thiết bị , vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thỳ các loại xe nâng sau phải kiểm định.

Mục 18: Xe nâng hàng dùng động cơ có tải trọng từ 1.000kg trở lên.

Mục 19: Xe nâng người: Xe nâng người tự hành, xe nâng người sử dụng cơ cấu, truyền động thủy lực, xích truyền động bằng tay nâng người lên cao quá 2m.

Và loại xe nâng hàng bằng tay không phải kiểm định theo quy định. Nhưng vì tính an toàn khi sử dụng, vận hành doanh nghiệp có thể chủ động đăng ký kiểm định để được đơn vị kiểm tra, đánh giá an toàn cho thiết bị khi vận hành.

Câu hỏi: Kiểm định như thế nào và Kiểm định xe nâng ở đâu?

Trả lời: Đơn vị liên hệ với Vinacontrol Cert là 1 trong ít đơn vị được chỉ định của Cục an toàn/Bộ lao động thương binh và Xã hội về thực hiện kiểm định an toàn cho các đơn vị có sử dụng thiết bị.

Vinacontrol Cert thực hiện kiểm định theo quy trình và các tiêu chuẩn quy định hiện hành theo các bước:

Khi kiểm định phải lần lượt tiến hành theo các bước sau:

– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;

– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;

– Kiểm tra kỹ thuật- thử không tải;

– Các chế độ thử tải- phương pháp thử;

– Xử lý kết quả kiểm định.

Sau kiểm định đơn vị sẽ nhận được:

– Phiếu kết quả kiểm định

– Biên bản kiểm định

– Tem kiểm định

– Hồ sơ, lý lịch thiết bị (Nếu thiết bị chưa có)

Hãy liên hệ với chúng Tôi để được hướng dẫn thực hiện công tác kiểm định theo quy định!

VINACONTROL CERT

VPGD: Số 41 Nguyễn Thượng Hiền, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội

Chi nhánh: Số 115, Trần Quốc Thảo – P. 7 – Q. 3 – Tp Hồ Chí Minh.

Hotline: 0909 710 949 & 0984 886 985 (Ngô Lan Anh)

Email: ngolananh@vnce.vn  or ngolananhcn@gmail.com

Website: https://chungnhaniso.com.vn/

 

Rate this post

Đăng bởi by & filed under Tin tức.