ISO 26000 là một Tiêu chuẩn Quốc tế của Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế đưa ra hướng dẫn về trách nhiệm xã hội. Tiêu chuẩn này hữu ích cho mọi loại hình tổ chức ở các khu vực tư nhân, khu vực công và phi lợi nhuận, quy mô lớn hay nhỏ, hoạt động ở các quốc gia phát triển hay đang phát triển.
Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, song song với việc chất lượng sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn của khách hàng; an toàn, thân thiện với môi trường thì các trách nhiệm với xã hội cũng luôn được coi trọng. Các yêu cầu đó xuất phát từ phía khách hàng, từ các cơ quan có liên quan. Mặt khác, sự thành công bền vững và phát triển toàn diện của các tổ chức, doanh nghiệp nêu trên cần được xây dựng dựa trên nền tảng tin cậy và ngăn ngừa, loại bỏ hoàn toàn các biểu hiện tiêu cực như: bóc lột sức lao động, phân biệt đối xử, trả công lao động kém, thời gian làm việc, an toàn nơi làm việc,…
Yêu cầu đặt ra là phải làm cách nào để thực hiện Trách nhiệm xã hội một cách có hiệu quả khi mà việc hiểu “Trách nhiệm xã hội là gì?” vẫn còn nhiều khái niệm, quan điểm khác nhau. Để giải quyết vấn đề này thì Tiêu chuẩn ISO 2600 Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội ra đời và đưa ra những hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm xã hội.
TƯ VẤN – ĐÀO TẠO VÀ CHỨNG NHẬN ISO 26000 UY TÍN
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA
HOTLINE 0903.980.538
Tiêu chuẩn 26000 là gì?
ISO 26000 Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội
ISO 26000 là một Tiêu chuẩn Quốc tế của Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế đưa ra hướng dẫn về trách nhiệm xã hội. Nó sẽ được áp dụng cho các tổ chức ở mọi hình thức, mọi lĩnh vực công cộng lẫn tư nhân, tại các nước phát triển cũng như các nền kinh tế chuyển đổi. Tiêu chuẩn này sẽ hỗ trợ trong nỗ lực thực hiện trách nhiệm xã hội theo yêu cầu càng ngày càng tăng của xã hội.
Đối tượng áp dụng ISO 2600
Tiêu chuẩn này hữu ích cho mọi loại hình tổ chức ở các khu vực tư nhân, khu vực công và phi lợi nhuận, quy mô lớn hay nhỏ, hoạt động ở các quốc gia phát triển hay đang phát triển. Trong khi không phải tất cả các nội dung của tiêu chuẩn này sẽ được sử dụng như nhau cho mọi loại hình tổ chức thì tất cả các chủ đề cốt lõi đều có liên quan đến mỗi tổ chức. Tất cả các chủ đề cốt lõi gồm một số vấn đề và mỗi tổ chức có trách nhiệm xác định vấn đề nào có liên quan và có ý nghĩa đối với tổ chức đó để giải quyết, thông qua những xem xét của bản thân tổ chức cũng như thông qua đối thoại với bên liên quan.
Tiêu chuẩn ISO 2600 bao gồm hướng dẫn tự nguyện, không có các yêu cầu, do đó mà nó không được sử dụng như một tiêu chuẩn chững nhận giống như tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 14001. Nó chắt lọc sự hiểu biết có liên quan mang tính toàn cầu về trách nhiệm xã hội là gì và các tổ chức cần làm gì để thực hiện trách nhiệm xã hội có hiệu quả và thành công.
Lợi ích của ISO 26000
👉 Lợi ích đứng trên quan điểm của người lao động, các tổ chức công đoàn và tổ chức phi chính phủ:
▪️ Tạo cơ hội để thành lập tổ chức công đoàn và thương lượng tập thể.
▪️ Là công cụ đào tạo cho người lao động về quyền lao động.
▪️ Nhận thức của doanh nghiệp về cam kết đảm bảo cho người lao động được làm việc trong môi trường lành mạnh về an toàn, sức khỏe.
👉 Lợi ích của chính doanh nghiệp:
▪️ Cơ hội để đạt được lợi thế cạnh tranh, thu hút nhiều khách hàng hơn và xâm nhập được vào thị trường mới có yêu cầu cao. ISO 26000 như một bằng chứng chứng minh sản phẩm được tạo ra bởi môi trường làm việc lành mạnh và công bằng.
▪️ Nâng cao hình ảnh doanh nghiệp, tạo niềm tin cho các bên trong sự yên tâm về trách nhiệm xã hội. Giảm chi phí quản lí các yêu cầu xã hội khác nhau.
▪️ Có vị thế tốt hơn trong thị trường lao động và thể hiện cam kết rõ ràng về các chuẩn mực đạo đức và xã hội giúp cho doanh nghiệp dễ dàng thu hút được các nhân viên giỏi, có kĩ năng.
▪️ Hấp dẫn đối với các nhân viên và những người thi tuyển vào tổ chức, đặc biệt trong thị trường lao động đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay.
▪️ Tăng lòng trung thành và cam kết của người lao động với doanh nghiệp.
▪️ Tránh được các khoản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật về trách nhiệm xã hội.
▪️ Tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn nhờ giảm thiểu các vụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
▪️ Giảm mức độ vắng mặt của nhân viên và thay đồi về nhân sự.
▪️ Phát triển bền vững nhờ thỏa mãn được lực lượng lao động, yếu tố quan trọng trong một tổ chức.
▪️ Tăng năng suất, tối ưu hiệu quả quản lí.
▪️ Có mối quan hệ tốt hơn với khách hàng và có được các khách hành trung thành.
Các quá trình và cơ cấu ra quyết định của tổ chức cần cho phép tổ chức:
▫️ Xây dựng chiến lược, mục tiêu và chỉ tiêu phản ánh cam kết về trách nhiệm xã hội của tổ chức.
▫️ Chứng minh cam kết và trách nhiệm giải trình của lãnh đạo.
▫️ Tạo lập và nuôi dưỡng môi trường và văn hóa trong đó các nguyên tắc trách nhiệm xã hội được thực thi.
▫️ Hình thành một hệ thống khuyến khích kinh tế và phi kinh tế liên quan đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội.
▫️ Sử dụng nguồn nhân lực tài chính, tự nhiên và nguồn nhân lực một cách hiệu quả.
▫️ Tạo cơ hội công bằng cho các nhóm ít được đại diện ở nhũng vị trí cao trong tổ chức.
▫️ Cân đối nhu cầu của tổ chức và các bên liên quan, bao gồm cả nhu cầu hiện thời và nhu cầu của thế hệ tương lai.
▫️ Thiết lập các quá trình trao đổi thông tin hai chiều với các bên liên quan, xác định các vấn đề thống nhất và bất đồng cũng như đàm phán để giải quyết những xung đột có thể có.
▫️ Khuyên khích sự tham gia hiệu quả của mọi tầng lớp người lao động trong các hoạt động trách nhiệm xã hội của tổ chức.
▫️ Cân đối mức độ quyền hạn, trách nhiệm và năng lực của những người đưa ra quyết định đại diện cho tổ chức.
▫️ Theo dõi việc thi hành các quyết định để đảm bảo rằng các quyết định này được tuân thủ theo hướng có trách nhiệm xã hội và để xác định trách nhiệm giải trình đối với các kết quả của các quyết định và hoạt động của tổ chức dù tích cực hay tiêu cực.
▫️ Định kì xem xét và đánh giá quá trình điều hành của tổ chức, điều chính các quá trình theo kết quả đánh giá và truyền đạt về các thay đổi trong toàn bộ tổ chức.
▫️ Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã nhận thấy rằng, trách nhiệm xã hội đã trở thành một trong những yêu cầu không thể thiếu được. Bởi lẽ, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nếu doanh nghiệp không tuân thủ trách nhiệm xã hội sẽ khó tiếp cận được với thị trường thế giới. Nhiều doanh nghiệp thực hiện tốt tiêu chuẩn ISO 26000 đã đạt được những hiệu quả thiết thực trong kinh doanh, sản xuất.
▫️ Bên cạnh hiệu quả kinh tế, doanh nghiệp còn củng cố được uy tín với khách hàng, tạo được sự gắn bó và hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp, thu hút lực lượng lao động có chuyên môn cao về với doanh nghiệp để góp sức.
Để được tư vấn đào tạo ISO 26000 Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CP TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA
📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985
🌐 Website: https://daotaoantoan.org/
🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina
📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com
⚜️ Văn phòng tại Thái Bình: Số 68 Hai Bà Trưng, P.Lê Hồng Phong, TP Thái Bình.
⚜️ Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh.
⚜️ Văn Phòng Giao Dịch tại TP HCM: Số 33H6, DN10, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.
⚜️ Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.
⚜️ Văn phòng tại Thái Bình: Số 68 Hai Bà Trưng, P.Lê Hồng Phong, TP Thái Bình
⚜️ Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
⚜️ Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.
⚜️ Văn phòng tại Cà Mau: đường Lý Thường Kiệt, phường 6, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
⚜️ Văn phòng tại Sơn La: đường Tô Hiệu, tổ 5, phường Tô Hiệu, TP Sơn La, tỉnh Sơn La.