Chứng nhận ISO 9001

Chứng nhận ISO 9001 là chứng nhận hệ thống quản lý về chất lượng sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đã đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001.

 

 

chung nhan iso 9001 1

 

Chứng nhận ISO 9001 là bằng chứng giúp doanh nghiệp thể hiện việc có một quản lý hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả. Chứng nhận ISO 9001:2015 giúp nâng cao hình ảnh doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu trong mắt khách hàng. Mở ra cơ hội tham gia thị trường quốc tế.

Thực chất chứng nhận ISO là việc doanh nghiệp được một tổ chức chứng nhận đánh giá và cấp Giấy chứng nhận ISO. Tổ chức chứng nhận sẽ đánh giá và xác nhận doanh nghiệp có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO 9001.

icon-dong-hungole-blog (636) 03 điều kiện để doanh nghiệp đạt chứng nhận ISO 9001

Chứng nhận ISO 9001

ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu cho hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Vậy nên, khi doanh nghiệp muốn đạt được chứng nhận ISO 9001 thì phải đáp ứng các điều kiên:

Điều kiện thứ 1: Doanh nghiệp cần xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015

Để đạt được chứng nhận ISO 9001, mỗi doanh nghiệp, tổ chức cần phải tìm hiểu và xây dựng hệ thống quản lý của mình theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001. Việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO là một quá tình triển khai tương đối nhiều thời gian, khoảng 6 – 9 tháng với sự tham gia của nhiều nhân sự.

Doanh nghiệp phải có những tài liệu, quy trình, hướng dẫn,…đảm bảo theo các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO 9001. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có đội ngũ nhân sự am hiểu về ISO.

Nếu doanh nghiệp không có đội ngũ này, nên tìm đơn vị tư vấn chuyên nghiệp. Các tổ chức tư vấn sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc đào tạo, xây dựng và áp dụng các quy trình, biểu mẫu.

icon-dong-hungole-blog (120) LH 0903.980.538 tổ chức chứng nhận CRS VINA để được tư vấn.

Điều kiện thứ 2: Thực hiện đánh giá chứng nhận bởi Tổ chức chứng nhận ISO

Sau khi doanh nghiệp có một hệ thống quản lý chất lượng tốt và đạt sự phù hợp với tiêu chuẩn ISO, tự thực hiện đánh giá nội bộ doanh nghiệp. Đồng thời các hành động khắc phục và cải tiến được thực hiện.

Doanh nghiệp sẽ trao đổi với Tổ chức chứng nhận về việc thực hiện đánh giá chứng nhận. Đây là bước quan trong để doanh nghiệp đạt được chứng nhận ISO.

Điều kiện thứ 3: Duy trì vận hành hệ thống và hiệu lực của Giấy chứng nhận ISO

Nhận được giấy chứng nhận ISO chưa phải là bước cuối cùng. Nhiều doanh nghiệp nghĩ rằng chỉ cần nhận giấy chứng nhận và không thực hiện duy trì việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đó dẫn đến hoạt động trì trệ, không hiệu quả. Tệ hơn, nếu không duy trì vận hành hệ thống thì sẽ không đạt được yêu cầu đánh giá giám sát định kỳ, lúc đó Giấy chứng nhận ISO 9001 sẽ không còn hiệu lực.

 

iso 9001 2015

 

 

icon-dong-hungole-blog (636) Quy trình chứng nhận ISO 9001

Giấy chứng nhận ISO 9001 được cấp bởi một tổ chức chứng nhận được công nhận cấp cho doanh nghiệp. Tổ chức này hoạt động theo nguyên tắc chung của Tổ chức ISO quốc tế.

Việc thực hiện chứng nhận ISO phải đảm bảo đúng theo quy trình chuẩn, gồm nhiều giai đoạn khác nhau:

Bước 1: Đăng ký chứng nhận và thảo thuận với tổ chức chứng nhận

Sau khi lựa chọn được đơn vị chứng nhận uy tín, doanh nghiệp sẽ gửi bản đăng ký chứng nhận cho Tổ chức chứng nhận. Hồ sơ đăng ký gồm thông tin liên quan đến doanh nghiệp: tên doanh nghiệp, địa điểm đánh giá, lĩnh vực sản xuất,…

Bước 2: Xem xét thông tin và lập kế hoạch đánh giá chứng nhận

Sau khi tiếp nhận, tổ chức chứng nhận xem xét thông tin và lập kế hoạch đánh giá gửi khách hàng.

Kế hoạch đánh giá cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp chủ động việc chuẩn bị các nọi dung đánh giá.

Bước 3: Đánh giá tài liệu và đánh giá chứng nhận hiện trường

Các chuyên gia sẽ xem xét các tài liệu, quy trình mà doanh nghiệp đã xây dựng trước đó và việc áp dụng vào thực tế sản xuất tại doanh nghiệp. Xem xét có phù hợp với các điều khoản trong tiêu chuẩn ISO 9001 hay không.

Bước 4: Thẩm xét hồ sơ đánh giá và cấp giấy chứng nhận

Sau khi có kết quả đánh giá của các chuyên gia, tổ chức chứng nhận sẽ thẩm xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp.

Bước 5: Đánh giá giám sát định kỳ và chứng nhận lại.

▪️ Đánh giá giám sát

Sau khi đạt được chứng nhận ISO 9001, doanh nghiệp phải tiếp tục duy trì hệ thống quản lý.

Tời thời hạn giám sát theo quy định, tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá giám sát định kỳ. Thông thường là 12 tháng/1 lần. Kết quả đánh giá giám sát sẽ là bằng chứng để duy trì hiệu lực chứng nhận. Các công việc đánh giá giám sát cơ bản giống với việc đánh giá chứng nhận lần đầu.

▪️ Đánh giá chứng nhận lại

Giấy chứng nhận ISO 9001 có hiệu lực 03 năm, sau 3 năm thì tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá chứng nhận lại. Nếu đánh giá đạt yêu cầu  thì doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận mới có hiệu lực 03 năm tiếp theo.

 

 

chung nhan iso 9001 FILEminimizer

 

 

icon-dong-hungole-blog (636) Giá trị và hiệu lực của giấy chứng nhận ISO 9001

 

hot Đánh giá 1 lần – Cấp 1 chứng chỉ và được chấp nhận ở mọi nơi. hot

 

Chứng nhận tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 có thời hạn trong 03 năm. Trong thời gian này, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát định kỳ để đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001.

Chu kỳ giám sát có thể là 6 – 9 tháng hoặc tối đa là 12 tháng tùy theo quy định của tổ chức chứng nhận ISO và thỏa thuận với khách hàng.

Hết 3 năm, doanh nghiệp vẫn muốn chứng nhận thì phải đăng ký đánh giá lại.

lien he tu van

PHÒNG CHỨNG NHẬN VÀ AN TOÀN CRS VINA 

📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

icon-dong-hungole-blog (422) Website: https://chungnhaniso.com.vn/

icon-dong-hungole-blog (422) Facebook: https://www.facebook.com/congnghemoitruongetech/

icon-dong-hungole-blog (422) Email: lananhcrsvina@gmail.com

🌳 Địa chỉ: 331/70/92 Phan Huy ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

🌳 Chi nhánh Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

🌳 Chi nhánh Hà Nội: Số nhà 24 ngách 25, Ngõ 97, Phố Khương Trung, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

5/5 - (1 bình chọn)

Đăng bởi by & filed under Chứng nhận hệ thống quản lý.