Đăng ký cấp chứng nhận ISO đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Chứng nhận ISO giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp quản lý hệ thống một cách khoa học và hiệu quả.

Để hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển lâu dài và bền vững, nhất là trong sự phát triển của xã hội hiện nay, việc nhận được chứng chỉ ISO là rất cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. ISO giúp doanh nghiệp xây dựng một hệ thống quản lý khoa học, hiệu quả. Với quy trình quản lý đạt tiêu chuẩn quốc tế, kiểm soát tài liệu hồ sơ chặt chẽ,…ISO đang được nhiều công ty, doanh nghiệp, tổ chức áp dụng.

 

dang ky cap chung nhan iso FILEminimizer

 

Khái niệm về ISO

Đăng ký cấp chứng nhận ISO

 

ISO là tên viết tắt của Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa, nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển thương mại, sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp trên phạm vi toàn thế giới, thông qua việc xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn chung.

 

Các bộ tiêu chuẩn ISO thông dụng được sử dụng nhiều hiện nay

 

Tùy vào từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh mà tổ chức, doanh nghiệp cần đăng ký cấp chứng nhận ISO tương ứng.

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000: được xây dựng nhằm hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp trong việc xây dựng và vận hành hệ thống quản lý chất lượng.

Bộ tiêu chuẩn ISO 14000: được xây dựng nhằm mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp cách thức sản xuất ra một sản phẩm mà giảm thiểu sự tác động tiêu cực đến môi trường.

Bộ tiêu chuẩn ISO 22000: được xây dựng tập trung vào lĩnh vực an toàn thực phẩm.

 

 

Xem thêm:

 

Tại sao cần đăng ký chứng nhận ISO

 

Việc đạt được chứng nhận ISO có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp

Chứng nhận ISO cung cấp minh chứng khách quan rằng, các tổ chức, doanh nghiệp đã triển khai hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả. Tạo niềm tin cho các đối tác, khách hàng về chất lượng sản phẩm. Đồng thời thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với hệ môi trường sinh thái.

Đạt chứng chỉ chứng nhận ISO gần như đã vượt qua những rào cản kỹ thuật trong thương mại thế giới. Thúc đẩy quá trình hội nhập vào môi trường thương mại nhộn nhịp toàn cầu của doanh nghiệp, tổ chức.

Tạo điểm tựa vững chắc giúp doanh nghiệp phát triển ổn định bằng việc phân bổ các nguồn lực hợp lý, tối ưu hóa chi phí sản xuất. Từ đó cho phép doanh nghiệp gia tăng khối lượng sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng hình ảnh thương hiệu tốt hơn. Mở ra nhiều cơ hội để phát triển và khẳng định vị thế của doanh nghiệp ngoài thị trường.

 

Quy trình đăng ký cấp chứng nhận ISO

 

Việc chứng nhận ISO được áp dụng cho mọi tổ chức kinh doanh, sản suất, không phân biệt quy mô, loại hình hay sản phẩm.

Hầu hết các tiêu chuẩn ISO đều được chứng nhận theo một quy trình chung:

Bước 1: Quyết định thực hiện

Tổ chức, doanh nghiệp quyết định có áp dụng tiêu chuẩn ISO hay không. Lựa chọn tiêu chuẩn phù hợp với ngành nghề.

Bước 2: Thành lập ban đại diện lãnh đạo hệ thống chất lượng

Đại diện lãnh đạo hệ thống chất lượng ISO là một trong những người thuộc ban lãnh đạo của công ty, doanh nghiệp. Đại diện hệ thống không nhất thiết phải là người địa diện pháp luật của công ty.

Bước 3: Xây dựng kế hoạch thực hiện

Mỗi bộ tiêu chuẩn ISO bao gồm rất nhiều điều khoản, mỗi điều khoản thích hợp với từng loại hình, ngành nghề kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp. Vì thế, cần xác định – phân tích được những tiêu chuẩn chất lượng của những điều khoản mà doanh nghiệp sẽ áp dụng. Sau đó sẽ đối chiếu với thực trạng của doanh nghiệp và đề ra một kế hoạch thực hiện cụ thể để đạt được tiêu chuẩn đó.

Bước 4: Thông báo nội bộ

Tiêu chuẩn ISO áp dụng cho toàn bộ quá trình sản xuất của doanh nghiệp, các phòng ban. Do đó, phải thông báo kế hoạch để toàn thể mọi người được biết và cùng cố gắng thực hiện.

Bước 5: Thiết lập tài liệu ISO cho tổ chức, doanh nghiệp

Doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh cần phải soạn thảo tài liệu ISO cho tổ chức để đáp ứng các tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn ISO.

Bước 6: Áp dụng vào thực tiễn

Toàn bộ quá trình sản xuất của tổ chức sẽ thực hiện theo tài liệu soạn sẵn cho bộ tiêu chuẩn ISO.

Bước 7: Đánh giá nội bộ

Định ký một thời gian nhất định, doanh nghiệp, tổ chức đã áp dụng ISO phải tiến hành các cuộc đánh giá nội bộ để xác định hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng có phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO hay không.

Bước 8: Đăng ký chứng nhận ISO

Tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp cần phải lựa chọn một tổ chức chứng nhận ISO để được cấp chứng chỉ ISO nếu đạt yêu cầu.

Bạn có thể liên hệ với CRS VINA để được tư vấn chứng nhận ISO nếu đã hoàn thành các bước trên. CRS VINA là một đơn vị uy tín, chuyên nghiệp và được công nhận về việc chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO.

Lựa chọn CRS VINA, chúng tôi sẽ hỗ trợ – tư vấn miễn phí và hướng dẫn chi tiết các bươc thực hiện, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

Bước 9: Nhận chứng chỉ ISO

Bước 10: Duy trì, áp dụng hiệu quả sau khi được cấp ISO

Doanh nghiệp cần áp dụng tiêu chuẩn ISO trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày. Và phải ngày càng cải tiến hơn nữa. Chứng nhận ISO có thời hạn 03 năm, sau khi hết hiệu lực, doanh nghiệp cần phải đăng ký chứng nhận lại.

PHÒNG CHỨNG NHẬN VÀ AN TOÀN – CÔNG TY CRS VINA (VESC)

☎ Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

🌍 Website: https://chungnhaniso.com.vn/

 icon-dong-hungole-blog (366) Facebook: https://www.facebook.com/congnghemoitruongetech/

 icon-dong-hungole-blog (512)Email: lananhcrsvina@gmail.com

icon-dong-hungole-blog (218) Địa chỉ: 331/70/92 Phan Huy ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

icon-dong-hungole-blog (218) Chi nhánh Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

icon-dong-hungole-blog (218) Chi nhánh Hà Nội: Số nhà 24 ngách 25, Ngõ 97, Phố Khương Trung, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

5/5 - (1 bình chọn)

Đăng bởi by & filed under Chứng nhận hệ thống quản lý.