Quy định quan trắc môi trường làm việc được quy định cụ thể – chi tiết tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP. Tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có sử dụng người lao động đều phải thực hiện quan trắc môi trường làm việc.

 

quan trac moi truong lao dong la gi

 

Một môi trường làm việc được quan trắc để kiểm soát các yếu tố có hại, đảm bảo các chỉ tiêu về sức khỏe giúp người lao động an tâm làm việc, phát huy năng lực và đạt năng suất làm việc tốt nhất.

Quý doanh nghiệp có nhu cầu thực thiện quan trắc môi trường làm việc, liên hệ CRS VINA để được tư vấn và hợp tác làm việc. Hotline 0903.980.538

Quan trắc môi trường làm việc là những hoạt động quan trắc, đo, đánh giá và đo lường các số liệu các yếu tố trong môi trường làm việc tại doanh nghiệp, cơ sở. Dựa vào đó để xem xét và đưa ra các giải pháp để giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe người lao động, phòng – chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại cơ sở.

icon-dong-hungole-blog (279) Tại sao các cơ sở sử dụng người lao động cần phải quan trắc môi trường làm việc?

Quy định quan trắc môi trường làm việc

Theo báo cáo của Cục Quản lý môi trường y tế, hiện nay môi trường lao động tại nơi làm việc luôn tiềm ẩn các mối nguy ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.

Qua kết quả của nhiều mẫu thực hiện thì rất nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh trên cả nước không đạt tiêu chuẩn. Các yếu tố quan trắc luôn có tỷ lệ mẫu đo không đạt như vi khi hậu, phóng xạ, điện từ trường, tiếng ồn và ánh sáng.

Vậy nên, việc quan trắc môi trường làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh là cần thiết và bắt buộc theo quy định quan trắc môi trường làm việc của pháp luật.

icon-dong-hungole-blog (279) Các yếu tố độc hại cần đo và thực thiện quan trắc theo quy định quan trắc môi trường làm việc.

🔹 Yếu tố vi khí hậu:

Nhiệt độ

Độ ẩm

Tốc độ gió

Bức xạ nhiệt

🔹 Yếu tố vật lý

Ánh sáng

Tiếng ồn, tiếng ồn theo dải tần.

Vận tốc/gia tốc rung đứng hoặc ngang.

Phóng xạ.

Điện từ trừng tần số công nghiệp.

Điện từ trường tần số cao

Bức xạ tử ngoại

🔹 Yếu tố bụi các loại

Bụi toàn phần

Bụi hô hấp

Bụi PM10

Bụi PM7

Bụi thông thường

Bụi silic: phân tích hàm lượng silic tự do.

Bụi amiăng

Bụi kim loại như chì, mangan, cadimi, đồng,…

Bụi than

Bụi talc

Bụi bông

Yếu tố hơi, khí

Hơi kim loại và ion kim loại (Hg, As, Pb, Cr, Cd, Ni,…)

CO2.

CO

NO2

SO2

H2S

NH3

Các axit vô cơ (H2SO4, HNO3, HCl, HF)

Formandehyde

Phenol

Acetone

Gasoline (xăng)

Ethyl Acetate

Metan

NaOH

…..

🔹 Yếu tố tâm sinh lý và Ergonomi

Đánh giá gánh nặng lao động thể lực.

Đánh giá gánh gặng lao động trí óc

Đánh giá Ecgonomi điều kiện lao động

Đánh giá tư thế làm việc.

🔹 Đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp

Yếu tố vi sinh vật

Yếu tố gây dị ứng, mẫn cảm.

Dung môi

Yếu tố gây ung thư.

icon-dong-hungole-blog (279) Quy định quan trắc môi trường làm việc

 

quy dinh do kiem moi truong lam viec FILEminimizer

 

Nguyên tắc thực hiện

Thực hiện quan trắc đầy đủ các yếu tố có hại được liệt kê trong Hồ sơ vệ sinh lao động của doanh nghiệp lập trước đó.

Đối với những nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm và đặc biệt độc hại nguy hiểm. Khi quan trắc môi trường làm việc phải thực hiện đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ecgonomi quy định tại Khoản 3 Điều 33 Nghị định 44/2106.

Thực hiện quan trắc môi trường làm việc theo đúng kế hoạch đã lập ra giữa cơ sở sản xuất kinh doanh và đơn vị quan trắc môi trường lao động.

Quan trắc trong thời gian cơ sở lao động đang hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu cá nhân và vị trí lấy mẫu được đặt tại vùng có khả năng ảnh hưởng đến người lao động.

Đối với việc quan trắc môi trường lao động bằng phương pháp phát hiện nhanh khi có kết quả nghi ngờ. Đơn vị thực hiện quan trắc lấy mẫu, phân tích bằng phương pháp phù hợp tại phòng thí nghiệm đủ tiêu chuẩn.

Các yếu tố có hại cần quan trắc được bổ sung – cập nhật vào Hồ sơ vệ sinh lao động trong các trường hợp:

Có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất hoặc khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động mà có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động.

Khi đơn vị quan trắc đề xuất bổ sung khi thực hiện quá trình quan trắc môi trường làm việc.

Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Chi phí quan trắc môi trường do cơ sở chi trả cho tổ chức quan trắc theo quy đinh của pháp luật.

Tổ chức quan trắc môi trường lao động phải báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế về các yếu tố có hại mới được phát hiện, phát sinh tại cơ sở lao động mà chưa có quy định về giới hạn cho phép.

 

icon-dong-hungole-blog (279) Căn cứ để xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường làm việc

 

Căn cứ vào Hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động, quy trình sản xuất kinh doanh và số lượng người lao động làm việc tại bộ phận có yếu tố nguy hại để xác định các yếu tố có hại cần quan trắc, số lượng mẫu phải lấy, vị trí lấy mẫu đối với từng yếu tố có hại.

Căn cứ vào số lượng người lao động làm nghề – công việc nặng nhọc, độc hai nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm tại cơ sở.

Căn cứ vào các yếu tố có hại có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động mà chưa được xác định trong Hồ sơ vệ sinh lao động.

 

Quy trình thực hiện quan trắc môi trường làm việc

 

🥕 Trước khi thực hiện quan trắc, tổ chức thực hiện quan trắc đảm bảo các thiết bị, máy móc phục vụ quan trắc môi trường làm việc được hiệu chỉnh, hiệu chuẩn theo đúng quy định của pháp luật.

🥕 Thực hiện đúng và đầy đủ các bước theo quy trình đã cam kết.

🥕 Báo cáo kết quả quan trắc trung thực, chính xác.

🥕 Trường hợp kết quả quan trắc môi trường làm việc không đảm bảo, cơ sở lao động cần triển khai các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu yếu tố có hại và phòng chống bệnh nghề nghiệp.

🥕 Tổ chức khám sức khỏe định kỳ để phát hiện các bệnh nghề nghiệp, các bệnh liên quan đến nghề nghiệp cho người lao động ở các vị trí có môi trường làm việc không đảm bảo.

🥕 Bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

 

icon-dong-hungole-blog (279) Quản lý và lưu trữ kết quả quan trắc môi trường làm việc

 

Kết quả quan trắc môi trường làm việc lập theo Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 44. Lập thành 02 bản để cơ sở giữ một bản, đơn vị thực hiện quan trắc môi trường lao động lưu một bản.

Thời gian lưu giữ kết quả quan trắc theo quy định của pháp luật.

 

icon-dong-hungole-blog (279) Tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động uy tín – chất lượng

 

Công ty CRS VINA là đơn vị đủ tiêu chuẩn và được cấp phép thực hiện quan trắc môi trường làm việc. Đồng hành cùng công ty là đội ngũ nhân viên chuyên môn kỹ thuật và tay nghề cao. Sự tâm huyết và nhiệt tình, chúng tôi đảm bảo đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.

Quan trắc MTLĐ ETECH

 

 

Mọi chi tiết, vui lòng liên hệ:

PHÒNG CHỨNG NHẬN VÀ AN TOÀN – CÔNG TY CRS VINA (VESC)

📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

🌐 Website: https://chungnhaniso.com.vn/

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/congnghemoitruongetech/

📩 Email: lananhcrsvina@gmail.com

🌵 Địa chỉ: 331/70/92 Phan Huy ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

🌵 Chi nhánh Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

🌵 Chi nhánh Hà Nội: Số nhà 24 ngách 25, Ngõ 97, Phố Khương Trung, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

 

5/5 - (1 bình chọn)

Đăng bởi by & filed under Tin tức, Tư vấn môi trường.