Khái niệm và yếu tố mất an toàn với áp kế ?

    – Áp kế (đồng hồ): Dùng để đo áp suất bên trong thiết bị, có áp kế thỳ người vận hành thiết bị sẽ biết được áp suất hoạt động trong thiết bị vì đó tránh được những mất an toàn khi thiết bị sử dụng với công suất vượt quá.

– Yếu tố mất an toàn:

+ Không có niêm chì và tem kiểm định ghi rõ thời hạn

+ Kim không trở về chốt tựa khi ngắt hơi hoặc khi không có chốt tựa thì kim lệch quá vị trí của thang đo một trị số quá nửa sai số cho phép của áp kế đó.

+ Mặt kính bị vỡ hoặc những hư hỏng khác có nguy cơ làm ảnh hưởng tới sự hoạt động chính xác của áp kế.

  1.  Điều kiện kiểm định đồng hồ đo khí gas

Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

–  Địa điểm kiểm định phải sạch sẽ, thoáng, không có các chất ăn mòn hóa học, không có các nguồn gây thay đổi lớn về nhiệt độ môi trường và nhiệt độ chất lỏng kiểm định, không gây rung động trong quá trình kiểm định và đảm bảo các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy.

-Hệ thống kiểm định phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:

+ Cung cấp được lưu lượng ổn định trong phạm vi lưu lượng của ĐHLPG cần kiểm định.

+ Cho phép loại bỏ được các túi khí để đảm bảo chất lỏng điền đầy trong hệ thống.

+ Kín tuyệt đối ở lưu lượng và áp suất làm việc tối đa của hệ thống (và không nhỏ hơn 10 bar).

+ Lắp đặt các van chuyên dùng cho phép duy trì áp suất dư trong đường ống luôn lớn hơn 1 bar so với áp suất hơi bão hòa của LPG.

+ Có thiết bị lọc đảm bảo loại bỏ hoàn toàn khí lẫn trong chất lỏng tại lưu lượng làm việc tối đa của hệ thống.

+ Phải bố trí các lỗ đo gần với ĐHLPG để gắn các thiết bị đo nhiệt độ và áp suất phục vụ cho kiểm định.

– Trong mỗi phép đo, hệ thống phải đảm bảo:

+ Lưu lượng không được thay đổi quá 5% giá trị lưu lượng kiểm định.

+Áp suất không được thay đổi quá 0,2 bar.

+Nhiệt độ không được thay đổi quá 0,2 0C.

–  Nhiệt độ và áp suất của chất lỏng kiểm định phải phù hợp với phạm vi nhiệt độ và áp suất làm việc của ĐHLPG.

–  Chất lỏng kiểm định phải là LPG hoặc chất lỏng có khối lượng riêng và độ nhớt tương đương với LPG.

–  Chất lỏng kiểm định phải đảm bảo sạch, không có các vật thể lạ có thể gây tắc dòng chảy hoặc làm hỏng buồng đo của ĐHLPG.

  1. Tiến hành kiểm định

3.1 Kiểm tra bên ngoài

Tiến hành kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau:

–  ĐHLPG phải đảm bảo nguyên vẹn, không có các vết nứt ở vỏ và bộ phận chỉ thị. Bộ phận chỉ thị phải đảm bảo đọc được rõ ràng và chính xác.

-ĐHLPG phải có hồ sơ kỹ thuật kèm theo, với các nội dung sau:

+Đường kính danh định;

+Kiểu chế tạo;

+Số chế tạo;

+Nơi và năm chế tạo;

+Phạm vi lưu lượng;

+Cấp chính xác;

+Chất lỏng làm việc;

+Phạm vi nhiệt độ và áp suất làm việc.

Các thông số ghi trong hồ sơ kỹ thuật phải đáp ứng được yêu cầu quy định tại phụ lục 2.

3.2 Kiểm tra kỹ thuật

Tiến hành kiểm tra kỹ thuật theo các yêu cầu sau:

– Mở các van chặn cho chất lỏng chảy qua ĐHLPG và thiết bị chuẩn LPG ở lưu lượng

từ 0,8 Qmax tới Qmax trong thời gian tối thiểu là 10 phút để kiểm tra độ kín và đảm bảo sự hoạt động bình thường của hệ thống.

-Kiểm tra hoạt động đồng bộ của ĐHLPG cũng như của thiết bị chuẩn LPG;

-Kiểm tra sự ổn định của dòng chảy, nhiệt độ và áp suất làm việc của hệ thống.

3.3 Kiểm tra đo lường

ĐHLPG được kiểm tra đo lường theo trình tự nội dung, phương pháp và yêu cầu sau:

2.3.1 Chọn lưu lượng kiểm định và số lượng phép đo

Việc kiểm tra sai số được tiến hành tại 3 lưu lượng : Q1, Q2 và Q3 Q1 = (1 ÷ 1,1 ) Qmin

Q2 = (0,9 ÷ 1,1) Qnorm , Trong đó : Qnorm : lưu lượng cấp phát thực tế của đồng hồ Q3 = (0,75 ÷ 1 ) Qmax

Tại mỗi điểm lưu lượng thực hiện tối thiểu 4 phép đo.

2.3.2 Thể tích hoặc khối lượng kiểm định

Thể tích hoặc khối lượng kiểm định không được nhỏ hơn 1000 lần giá trị độ chia nhỏ nhất của ĐHLPG;

Việc kiểm tra sai số được tiến hành bằng phương pháp so sánh số chỉ thể tích hoặc khối lượng chất lỏng trên ĐHLPG và số chỉ thể tích hoặc khối lượng chất lỏng trên chuẩn. Trình tự thực hiện các bước như sau:

2.3.3 Kiểm tra sai số ĐHLPG chỉ thị thể tích

–  Cho chất lỏng chảy qua ĐHLPG và chuẩn, dùng van điều chỉnh xác định lưu lượng cần kiểm định, sau đó đóng van chặn phía sau chuẩn.

-Xóa số chỉ thị của ĐHLPG và của chuẩn.

–  Mở van chặn phía sau chuẩn cho chất lỏng chảy qua ĐHLPG và chuẩn ở lưu lượng đã chọn cho tới khi lượng chất lỏng qua ĐHLPG không nhỏ hơn thể tích (hoặc khối lượng) kiểm định được quy định ở 6.3.2. Đóng van chặn phía sau chuẩn, đọc số chỉ của ĐHLPG và của chuẩn.

–  Đọc giá trị nhiệt độ và áp suất chất lỏng tại ĐHLPG và tại chuẩn không ít hơn 2 lần trong khi cho chất lỏng chảy qua ĐHLPG và chuẩn. Nhiệt độ Tđh, áp suất Pđh tại

ĐHLPG và nhiệt độ Tch , áp suất Pch tại chuẩn là giá trị trung bình cộng của các lần đọc trong khi tiến hành một phép đo.

–  Lấy mẫu chất lỏng bằng bình tỷ trọng kế áp suất sau đó xác định giá trị khối lượng riêng ρe và áp suất hơi bão hòa Pe của chất lỏng.

–  Thể tích chất lỏng chảy qua ĐHLPG qui về điều kiện chuẩn (Vđstdh , L) được tính theo công thức:

 

Vđstdh  =Vđh .Ctl .C pl (1)

Trong đó:

 

Vđh: số chỉ của ĐHLPG, L ;

Ctl: hệ số hiệu chính thể tích chất lỏng theo nhiệt độ, Tra bảng 54 (ASTM-IP) có thể tham khảo trong ĐLVN 156:2005;

Cpl: hệ số hiệu chính thể tích chất lỏng theo áp suất. Tính toán theo hướng dẫn trong tài liệu MPMS, Chương 11.2.2M.

Ghi chú:

Các bảng 53, 54 (ASTM-IP) có thể tham khảo trong ĐLVN 156 : 2005

– Sai số của ĐHLPG chỉ thị thể tích tại mỗi phép đo được tính theo công thức sau:

δ= V std  −Vstd ×100  [%] (2)  
  đh ch  
    Vchstd  
           

Trong đó:

Vchstd : số chỉ của chuẩn qui về điều kiện chuẩn (có thể đọc trực tiếp trên chuẩn hoặc thông qua các bước tính toán trung gian tùy theo nguyên lý vận hành của chuẩn ), L ;

Kết quả đo và tính toán được ghi và trình bày theo mẫu cho trong bảng 3b Phụ lục 1.

2.3.4 Kiểm tra sai số ĐHLPG chỉ thị khối lượng

–  Cho chất lỏng chảy qua ĐHLPG và chuẩn, dùng van điều chỉnh xác định lưu lượng cần kiểm định, sau đó đóng van chặn phía sau chuẩn.

-Xóa số chỉ thị của ĐHLPG và của chuẩn.

–  Mở van chặn phía sau chuẩn cho chất lỏng chảy qua ĐHLPG và chuẩn ở lưu lượng đã chọn cho tới khi lượng chất lỏng qua ĐHLPG không nhỏ hơn thể tích (hoặc khối lượng) kiểm định được quy định ở 6.3.2. Đóng van chặn phía sau chuẩn, đọc số chỉ của ĐHLPG và của chuẩn.

-Sai số của ĐHLPG chỉ thị khối lượng tại mỗi phép đo được tính theo công thức sau:

δ = M đh  Mch ×100 [%] (4)  
   
  M ch    

Trong đó:

Mđh: số chỉ của ĐHLPG, kg ; Mch: số chỉ của chuẩn, kg ;

(chú ý: giá trị Mch có thể đọc trực tiếp trên chuẩn hoặc thông qua các bước tính toán trung gian cần thiết tùy theo nguyên lý vận hành của chuẩn ).

Kết quả đo và tính toán được ghi và trình bày theo mẫu cho trong bảng 3c Phụ lục 1.

Ghi chú:

Toàn bộ các thao tác và tính toán trong mục 6.3.3 và 6.3.4 có thể được thực hiện một cách tự động nếu điều kiện kĩ thuật của hệ thống cho phép.

2.3.5 Yêu cầu về sai số của ĐHLPG

– Sai số của ĐHLPG tại mỗi phép đo không được vượt quá mpe.

– Hiệu sai số tại 2 phép đo bất kỳ cùng một lưu lượng kiểm định không được vượt quá ½ mpe

Văn bản pháp luật:

Quyết định chỉ định tổ chức kiểm định hiệu chuẩn

 

 

Rate this post

Đăng bởi by & filed under Kiểm định.