Để hiểu thêm về quy định học và có Giấy chứng nhận huấn luyện vận chuyển hàng nguy hiểm, trước hết Chúng ta tìm hiểu qua về ý nghĩa các từ liên quan như thế nào? Đối tượng phải thực hiện học và được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện vận chuyển hàng nguy hiểm là những ai? Thời gian và nội dung tập huấn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm, kết quả được cấp sau khoá học ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung dưới đây.
Quý Anh/Chị có vướng mắc cần hướng dẫn trao đổi về khoá huấn luyện cấp Giấy chứng nhận huấn luyện vận chuyển hàng nguy hiểm liên hệ Hotline: 0984 886 985 hoặc 0903 980538 để được tư vấn.
☘ Một số khái niệm liên quan quy định Nghị định 42/2020/NĐ-CP
Giấy chứng nhận huấn luyện vận chuyển hàng nguy hiểm
◾ Chất nguy hiểm là những chất hoặc hợp chất ở dạng khí, dạng lỏng hoặc dạng rắn có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.
◾ Hàng nguy hiểm (hàng hóa nguy hiểm) là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.
◾ Người vận tải là tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hoặc phương tiện thủy nội địa để thực hiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
◾ Người thuê vận tải là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng vận tải hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ hoặc trên đường thủy nội địa với người vận tải.
◾ Người xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm là tổ chức, cá nhân thực hiện việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hoặc trên phương tiện thủy nội địa hoặc tại kho, bãi lưu giữ hàng hóa nguy hiểm.
◾ Người nhận hàng hóa nguy hiểm là tổ chức, cá nhân có tên nhận hàng ghi trên giấy vận tải (vận chuyển) hàng hóa nguy hiểm.
◾ Người điều khiển phương tiện là người lái xe ô tô hoặc thuyền trưởng, người lái phương tiện thuỷ nội địa.
◾ Người áp tải là cá nhân do người thuê vận tải (hoặc chủ hàng) sử dụng để thực hiện nhiệm vụ áp tải hàng hoá nguy hiểm trong suốt quá trình vận chuyển.
☘ Phân loại hàng hoá nguy hiểm
Căn cứ Điều 4 của Nghị định 42/2020/NĐ-CP tùy theo tính chất hóa, lý, hàng hoá nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại sau đây:
Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ.
Nhóm 1.1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.
Nhóm 1.2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng.
Nhóm 1.3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng.
Nhóm 1.4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể.
Nhóm 1.5: Chất rất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.
Nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.
Loại 2. Khí.
Nhóm 2.1: Khí dễ cháy.
Nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc hại.
Nhóm 2.3: Khí độc hại.
Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy.
Loại 4.
Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy.
Nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy.
Nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.
Loại 5.
Nhóm 5.1: Chất ôxi hóa.
Nhóm 5.2: Perôxít hữu cơ.
Loại 6.
Nhóm 6.1: Chất độc.
Nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh.
Loại 7: Chất phóng xạ.
Loại 8: Chất ăn mòn.
Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.
☘ Yêu cầu đối với người tham gia vận chuyển hàng hoá nguy hiểm
Quy định đối với người tham gia vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ như sau:
◾ Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm phải được tập huấn và được cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn theo quy định.
◾ Người thủ kho, người áp tải, người xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm phải được tập huấn và cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn về loại hàng hoá nguy hiểm do mình áp tải, xếp, dỡ hoặc lưu kho bãi theo quy định.
Tức những cá nhân là tài xế, thủ kho, người áp tải, người xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm phải được huấn luyện và Giấy chứng nhận huấn luyện vận chuyển hàng nguy hiểm trước khi làm việc ở vị trí trên.
☘ Quy định huấn luyện vận chuyển hàng nguy hiểm
Huấn luyện vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm là việc thực hiện tập huấn cho cá nhân có liên quan trực tiếp, tiếp xúc với loại hàng nguy hiểm nhằm trang bị kiến thức để đảm bảo kỹ thuật an toàn khi làm việc.
Đối tượng tập huấn: Người điều khiển phương tiện, thủ kho, người áp tải, người xếp dỡ hàng hóa khi tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
Nội dung tập huấn
a) Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
b) Tính chất nguy hiểm hàng hóa cần vận chuyển; biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm trên phương tiện chứa, vận chuyển.
c) Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển, bao bì, thùng chứa hàng hóa nguy hiểm.
d) An toàn trong xếp, dỡ, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm; các biện pháp, thủ tục cần thực hiện khi xảy ra tai nạn, sự cố trên đường vận chuyển.
đ) Phương án ứng cứu khẩn cấp.
Hình thức và thời gian tập huấn
a) Hình thức tập huấn
– Tập huấn lần đầu.
– Tập huấn định kỳ: 02 năm.
– Tập huấn lại: Được thực hiện khi có thay đổi hàng hóa nguy hiểm được vận chuyển hoặc khi người lao động nghỉ việc từ sáu tháng trở lên hoặc khi kiểm tra không đạt yêu cầu.
b) Thời gian tập huấn
– Tập huấn lần đầu: Tối thiểu 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
– Tập huấn định kỳ: Bằng một nửa thời gian huấn luyện lần đầu.
– Tập huấn lại: Tối thiểu 12 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
☘ Nội dung khoá huấn luyện
Tầm quan trọng của an toàn vận chuyển hàng hoá nguy hiểm. Tình hình tai nạn giao thông và những tổn thất do sự cố khi vận chuyển hàng hoá nguy hiểm.
Kiến thức pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật về vận chuyển hàng hoá nguy hiểm.
Tính chất nguy hiểm của từng hàng hoá nguy hiểm. Biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm trên các phương tiện chứa, vận chuyển.
Các loại bao bì, thùng chứa hàng hoá nguy hiểm. Yêu cầu kiểm tra, kiểm định.
Các biện pháp an toàn trong bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
Các biện pháp, thủ tục cần thực hiện khi xảy ra tai nạn, sự cố trên đường vận chuyển: thông tin gọi cứu hộ, cứu nạn; cấp cứu tại chỗ; phòng ngừa va đụng, nguồn lửa, sử dụng các phương tiện cứu hộ, khắc phục sự cố cháy, nổ, lan tỏa độc…đối với hàng hóa nguy hiểm không yêu cầu lập kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp khi vận chuyển.
Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp đối với hàng hóa nguy hiểm có yêu cầu lập kế hoạch ứng phó khẩn cấp.
☘ Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vận chuyển hàng hoá nguy hiểm
Sau khi kết thúc khoá huấn luyện, các học viên sẽ được làm bài kiểm tra sát hạch. Nếu kết quả đạt yêu cầu sẽ được cấp giấy chứng nhận hoàn thành huấn luyện.
Giấy chứng nhận có hiệu lực 02 năm kể từ ngày cấp.
☘ Đơn vị huấn luyện an toàn vận chuyển hàng hoá nguy hiểm
CRS VINA là đơn vị được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp phép hoạt động trong lĩnh vực huấn luyện an toàn lao động, huấn luyện an toàn vận chuyển hàng nguy hiểm.
✔️ Đội ngũ giảng viên là những chuyên gia đầu ngành với nhiều năm kinh nghiệm.
✔️ Trang thiết bị hỗ trợ huấn luyện đầy đủ, bài giảng sinh động giúp học viên dễ nắm bắt nội dung.
✔️ Có những khoá huấn luyện thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp.
✔️ Chi phí huấn luyện theo quy định của pháp luật, linh động phù hợp với mọi đối tượng học viên.
✔️ Hỗ trợ trước và sau khoá huấn luyện.
Quý học viên có nhu cầu đăng ký huấn luyện vận chuyển hàng nguy hiểm, vui lòng liên hệ:
Hotline 0903.980.538 hoặc đến trực tiếp văn phòng công ty CRS VINA để được hỗ trợ:
CÔNG TY CP TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA
📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985
🌐 Website: https://daotaoantoan.org/
🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina
📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com
⚜️ Văn phòng tại Thái Bình: Số 68 Hai Bà Trưng, P.Lê Hồng Phong, TP Thái Bình.
⚜️ Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh.
⚜️ Văn Phòng Giao Dịch tại TP HCM: Số 33H6, DN10, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.
⚜️ Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.
⚜️ Văn phòng tại Thái Bình: Số 68 Hai Bà Trưng, P.Lê Hồng Phong, TP Thái Bình
⚜️ Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
⚜️ Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.
⚜️ Văn phòng tại Cà Mau: đường Lý Thường Kiệt, phường 6, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
⚜️ Văn phòng tại Sơn La: đường Tô Hiệu, tổ 5, phường Tô Hiệu, TP Sơn La, tỉnh Sơn La.