Công ty CRS VINA hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn môi trường. Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn lập kế hoạch và biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất cho các đơn vị theo quy định của pháp luật. Liên hệ hotline tư vấn và hỗ trợ: 0903.980.538
Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất là gì?
Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất
Là việc tìm ra các nguy cơ, các sự cố về hóa chất có nguy cơ xảy ra trong quá trình sử dụng, buôn bán, lưu trữ và vận chuyển các loại hóa chất, từ đó sẽ xây dựng các biện pháp phòng ngừa ứng phó, giảm thiểu các nguy cơ xảy ra sự cố đồng thời cần hướng dẫn cho cơ sở nắm và thực hiện các biện pháp xử lí khi xảy ra sự cố.
Xem thêm:
Đào tạo an toàn hóa chất
Kế hoạch và đánh giá rủi ro an toàn lao động
Vì sao cần phải xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất?
👉 Để đáp ứng theo yêu cầu quy định của pháp luật.
👉 Để nắm bắt được thực trạng về hóa chất tại tổ chức, doanh nghiệp từ đó sẽ có biện pháp phòng ngừa kịp thời các biến cố rủi ro trong quá trình hoạt động có thể xảy ra đối với hóa chất, gây ra các nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến con người và môi trường.
👉 Các tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng, lưu trữ hóa chất sẽ nắm bắt rõ về khối lượng hóa chất mà doanh nghiệp đang quản lí và sử dụng. Từ đó sẽ đưa ra các phương án sử dụng phù hợp hơn lượng hóa chất đó và giúp xây dựng được các biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố.
Thông tư số 20/2013/TT– BCT quy định về các trường hợp phải xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp bao gồm:
(1) Dự án hóa chất với khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại một thời điểm nhỏ hơn khối lượng giới hạn quy định tại Phụ lục VII của nghị định số 26/2011/NĐ-CP phải xây dựng biện pháp trước khi sự án chính thức hoạt động;
(2) Cơ sở hóa chất với khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại một thời điểm nhỏ hơn khối lượng giới hạn quy định tại Phụ lục VII của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP;
(3) Các hóa chất chưa có khối lượng giới hạn quy định tại Phụ lục VII của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP cần phải xây dựng biện pháp.
Đối tượng phải lập biện pháp ứng phó sự cố hóa chất
Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, lưu trữ và sử dụng hóa chất, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 113/2017/NĐ-CP.
Tất cả các doanh nghiệp không phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất thì phải xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố.
Thời điểm phải xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất
Trước khi dự án chính thức đưa vào hoạt động.
Đối với các dự án thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP đã được đưa vào hoạt động trước khi Nghị định có hiệu lực mà chưa có Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố thì chủ sở hữu phải xây dựng và ra Quyết định ban hành biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất trong vòng 01 năm kể từ ngày Nghị định 113/2017/NĐ-CP có hiệu lực.
Nôi dung
▶️ Thông tin liên quan đến hoạt động
▪️ Dự án/ cơ sở hóa chất
▪️ Quy mô đầu tư, sản xuất, kinh doanh: công suất, diện tích xây dựng, địa điểm xây dựng công trình.
▪️ Công nghệ sản xuất, thuyết minh chi tiết các công đoạn sản xuất, sử dụng, vận chuyển, lưu trữ hóa chất.
▪️ Bản kê khai tên hóa chất, khối lượng, đặc tính hóa học, độc tính của mỗi loại hóa chất nguy hiểm là nguyên liệu, hóa chất trung gian và hóa chất thành phẩm.
▪️ Bản mô tả các yêu cầu kĩ thuật về bao gói, bảo quản và vận chuyển của mỗi loại hóa chất nguy hiểm bao gồm:
▪️ Các loại bao bì, bồn, thùng chứa hóa chất nguy hiểm dự kiến sử dụng trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển, vật liệu chế tạo và lượng chứa lớn nhất của từng loại.
▪️ Tiêu chuẩn thiết kế, chế tạo (trường hợp áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài thì phải ghi rõ tiêu chuẩn và tên tổ chức ban hành);
▪️ Các điều kiện bảo quản về nhiệt độ, áp suất; yêu cầu phòng chống va đập, chống sét, chống tĩnh điện;
▪️ Các phương tiện, hệ thống vận chuyển nội bộ dự kiến sử dụng trong dự án, cơ sở hóa chất.
▶️ Dự báo nguy cơ, tình huống xảy ra sự cố và biện pháp phòng ngừa
▪️ Dự báo các điểm nguy cơ bao gồm các vị trí đặt các thiết bị sản xuất hóa chất nguy hiểm chủ yếu, các thiết bị hoặc khu vực tập trung lưu trữ hóa chất nguy hiểm kèm theo điều kiện công nghệ sản xuất; số người lao động dự kiến có mặt trong khu vực. Dự báo các tình huống xảy ra sự cố.
▪️ Các biện pháp quản lí, kĩ thuật nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra sự cố.
▪️ Kế hoạch kiểm tra, giám sát các nguồn nguy cơ xảy ra sự cố: kế hoạch kiểm tra thường xuyên, đột xuất; trách nhiệm của người kiểm tra, nội dung kiểm tra, giám sát.
▶️ Biện pháp phòng ngừa dự cố
▪️ Nhân lực quản lí hóa chất, hệ thống tổ chức, điều hành và trực tiếp ứng phó sự cố.
▪️ Cơ sở vật chất, trang thiết bị ứng phó sự cố
▪️ Danh sách hiện có về trang thiết bị, phương tiện sử dụng ứng phó sự cố hóa chất: tên thiết bị, số lượng, tình trạng thiết bị; hệ thống bảo vệ, hệ thống dự phòng nhằm cứu hộ, ngăn chặn sự cố, trang bị bảo hộ cho người lao động và lực lượng tham gia ứng cứu cơ sở phù hợp với các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở, dự án.
▪️ Hệ thống báo nguy, hệ thống thông tin nội bộ và thông báo ra bên ngoài trong trường hợp sự cố khẩn cấp.
▪️ Kế hoạch phối hợp hành động của các lực lượng bên trong và bên ngoài ứng phó đối với các tình huống đã dự báo.
▪️ Phương án khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.
▪️ Các hoạt động khác nhằm ứng phó sự cố hóa chất.
Hồ sơ thực hiện
▪️ Giấy chứng nhận đầu tư của dự án hoặc giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp cửa cơ sở hóa chất.
▪️ Sơ đồ vị trí khu đất đặt dự án, cơ sở hóa chất;
▪️ Sơ đồ tổng mặt bằng của dự án, cơ sở hóa chất.
▪️ Sơ đồ mô tả các vị trí lưu trữ, bảo quản hóa chất dự kiến trong mặt bằng dự án, cơ sở và trạng thái bảo quản;
▪️ Sơ đồ thoát hiểm.
▪️ Các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến nội dung kế hoạch.
Quý khách cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY MÔI TRƯỜNG VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA
📞 Hotline: 0903.980.538 0984.886.985
🎋 Website: https://chungnhaniso.com.vn/
🎋 Facebook: https://www.facebook.com/daotaoantoancrsvina/
🎋 Email: lananhcrsvina@gmail.com
🐾 Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
🐾 Chi nhánh Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.
🐾 Chi nhánh Hà Nội: Số nhà 24 ngách 25, Ngõ 97, Phố Khương Trung, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.