WELL Building Standard Tiêu chuẩn văn phòng lành mạnh là gì? Những giá trị khi áp dụng tiêu chuẩn đem lại cho tổ chức như thế nào? WELL Building Standard Tiêu chuẩn văn phòng lành mạnh đang là xu thế của các văn phòng trong tương lai. Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về WELL Building Standard Tiêu chuẩn văn phòng lành mạnh qua nội dung dưới đây.
WELL Building Standard Tiêu chuẩn văn phòng lành mạnh gồm những gì:
7 tiêu chí xét duyệt của WELL:
Không khí (Air)
WELL Building Standard Tiêu chuẩn văn phòng lành mạnh
Water (Nước)
Nourishment (Dinh dưỡng)
Light (Ánh sáng)
Fitness (Vận động)
Comfort (Thoải mái),
Mind (Tinh thần)
WELL Building Standard là tiêu chuẩn đánh giá về thiết kế kiến trúc không gian văn phòng làm việc kiểu mới đã được áp dụng tại Mỹ, lấy trọng tâm con người là nền tảng cốt lõi, những tiện ích nâng cao sức khoẻ con người.
Tiêu chuẩn WELL lấy trọng tâm là sức khỏe của người sử dụng, là tiêu chuẩn đánh giá mới trong thiết kế kiến trúc. Tiêu chuẩn được áp dụng trước đó là LEED, nhưng chưa đưa được yếu tố đánh giá về sức khoẻ người sử dụng và WELL ra đời với những điều chỉnh bổ sung phù hợp với bối cảnh. Để nắm rõ hơn về tiêu chuân WELL, trước tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nội dung của LEED.
Kiến trúc xanh theo LEED là gì?
LEED là từ viết tắt của Leadership in Energy and Environmental Design, là hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về kiến trúc xanh, được công nhận và thẩm định cho những công trình kiến trúc, cung cấp cho bên thứ ba và chứng nhận rằng một tòa nhà hoặc một sở hữu công cộng được thiết kế và xây dựng dựa theo những tiêu chuẩn hướng đến việc cải thiện hiệu suất, kết hợp với các tiêu chuẩn về tiết kiệm năng lượng, hiệu quả thoát nước, giảm lượng khí thải C02, nâng cao chất lượng môi trường sống, nâng cao khả năng quản lý nguồn tài nguyên và khả năng linh hoat của công trình trong việc thích ứng với sự thay đổi.
Thiết kế kiến trúc phản ánh xu thế thời đại. Thiết kế các tòa nhà trong hơn thập kỷ trở lại đây chuyển hướng đến việc cải thiện điều kiện làm việc thân thiện môi trường, giảm thiểu tác động từ con người tới môi trường và ngược lại.
Ảnh hưởng của LEED đến môi trường toàn cầu
Việc đưa tiêu chuẩn đánh giá này vào vận dụng đã tạo nên ảnh hưởng không hề nhỏ đến môi trường, Theo bài viết *1 của U.S. Green Building Council tháng 1/2017, tòa nhà được chứng nhận LEED khác biệt so với các tòa nhà không đạt được chứng nhận chính là ở mức độ đóng góp cho công cuộc tháo gỡ các vấn đề môi trường cụ thể như sau:
- Lượng khí thải CO2:Giảm 34%
- Năng lượng tiêu thụ:Giảm 25%
- Lượng nước tiêu thụ:Giảm 11%
- Lượng rác thải:Giảm 80,000,000 tấn
Gần 90,000 dự án LEED được tiến hành trên 164 quốc gia, và hiện tại con số này vẫn không ngừng tăng lên. Cho đến năm 2018, dự kiến 60% trong số các dự án tại 70 quốc gia sẽ là tòa nhà xanh, những thiết kế cân nhắc đến môi trường đang trở thành lẽ hiển nhiên.
Văn phòng Adobe 601 Townsend ở San Francisco nhận được chứng nhận bạch kim năm 2012 (Nguồn ảnh: Trang doanh nghiệp Adobe tại Glassdoor). Sau khi cải tạo lại, vòi nước hay đầu vòi tắm được thay thế, loại toilet không sử dụng nước được đưa vào sử dụng, kết quả là lượng nước tiêu thụ của toàn văn phòng giảm 62%. Áp dụng phân loại rác thải và sử dụng sản phẩm tái chế giúp tỉ lệ tái chế rác thải và tạo phân hữu cơ từ rác thải tăng từ 23% lên đến 98%. Ngoài ra, tăng cường cây xanh có tác dụng thanh lọc không khí, tiến hành vệ sinh văn phòng vào buổi trưa để giảm tiêu phí điện năng, hãy bố trí kệ đặt xe đạp và địa điểm sạc điện cho ô tô điện nhằm khuyến khích sử dụng phương tiện di chuyển đi làm thân thiện với môi trường. Kết quả là văn phòng nhận được xếp hạng cao nhất của LEED *3.
WELL Building Standard Tiêu chuẩn văn phòng lành mạnh
LEED tại Nhật Bản
Để phổ biến LEED tại Nhật Bản, đòi hỏi nhiều nỗ lực. Tính đến thời điểm tháng 5/2017, số lượng tòa nhà đạt chứng nhận LEED tại Mỹ là 29.002, tại Canada là 2.738, tại Trung Quốc là 1.067 *4. Tuy nhiên tại Nhật thì chỉ đạt 91.
Năm 2013 Green Building Japan được thành lập góp phần nâng con số toà nhà đạt chứng nhận toà nhà xanh tại Nhật tăng dần. Để có thể phổ biến sâu rộng tại Nhật đòi hỏi những bước đi vững chắc, tuy nhiên có thể thấy Nhật Bản đang nỗ lực bắt kịp với thế giới.
Và như vậy, trong suốt 20 năm qua, LEED hình thành từ quan điểm thiết kế các tòa nhà giúp “duy trì nguồn tài nguyên trái đất”. Tuy nhiên, ngày nay, bên cạnh vấn đề nói trên, sự chú ý cũng đổ dồn về một vấn đề khác nữa đang trở thành vấn đề chung vượt trên biên giới một quốc gia đó là cải thiện “sức khỏe của chính bản thân con người”. Không chỉ “duy trì” nguồn tài nguyên môi trường, mà “duy trì” con người hay nói cách khác là duy trì sức khỏe của người sử dụng đang bắt đầu được nhìn nhận và đòi hỏi ở các tòa nhà. Tiêu chuẩn WELL ra đời từ đó.
WELL Building Standard mang đến cuộc sống khỏe mạnh cho người lao động
Tiêu chuẩn WELL đặt trọng tâm là sức khỏe của người sử dụng được đưa vào đặc biệt tại nơi làm việc bởi lẽ nhiều người chúng ta đang dành rất nhiều thời gian thức để làm việc. Nó là tiêu chuẩn phù hợp với thời đại ngày nay khi mà người ta bắt đầu xem xét nhìn nhận lại về sức khỏe cũng như tìm kiếm cách làm việc ít căng thẳng.
Công ty đề xướng tiêu chuẩn này là công ty bất động sản Delos tại New York. Họ đề cao việc mở rộng các tòa nhà lành mạnh trên khắp thế giới và xem nó như phương châm hoạt động của doanh nghiệp mình. Doanh nghiệp này đưa vào Chánh niệm (Mindfulness) đang thu hút quan tâm của giới nghiên cứu sức khỏe và đề xuất về các tiêu chuẩn đánh giá.
Đánh giá phân theo 7 hạng mục ảnh hưởng đến người sử dụng, tiến hành đánh giá trên tổng cộng 102 hạng mục nhỏ và xếp hạng theo thứ tự bạch kim, vàng, bạc.
7 hạng mục được chia ra như bên dưới. Một trong những đặc trưng của WELL là lấy đối tượng là “các yếu tố ảnh hưởng đến người sử dụng” nên các hạng mục đánh giá dễ hiểu hơn so với LEED. Phần đầu này giả định áp dụng cho văn phòng và đi vào 3 yếu tố là Air (không khí), Water (Nước), Nourishment (dinh dưỡng)
(Air) Không khí
Tiêu chuẩn WELL đặt ra tiêu chuẩn đánh giá thứ nhất là nỗ lực giảm tác nhân gây ô nhiễm bầu không khí đang là vấn đề thường trực tại môi trường làm việc. Những tòa nhà đạt chứng nhận phải thực hiện triệt để công tác thông khí và lọc khí một cách có kế hoạch.
Hiện tại ô nhiễm không khí liên hệ trực tiếp đến các bệnh tim, phổi, đột quỵ và đang xếp thứ nhất trong các nguyên nhân gây tử vong sớm xuất phát từ môi trường, tại Mỹ mỗi năm có đến 50.000 người tử vong. *5 Trên thế giới ước tính có đến 7.000.000 người, tức là cứ 8 người thì có 1 người tử vong, cho thấy ảnh hưởng mà ô nhiễm không khí gây ra lớn đến mức nào. *6
Ngoài ra, theo một tài liệu khác, nồng độ các tác nhân gây ô nhiễm trong tòa nhà không được trang bị hệ thống thông khí tiêu chuẩn vượt cao hơn so với bên ngoài từ 2~5 lần. *7 Việc duy trì không khí sạch không chỉ phòng ngừa các căn bệnh dẫn đến tử vong, mà còn có tác dụng trong việc ngăn chặn năng suất làm việc giảm sút do sự suy yếu của sức khỏe.
Văn phòng Mirvac HQ ở Úc đạt chứng nhận Vàng. Tại đây bên cạnh hệ thống thông khí và lọc không khí ô nhiễm, công nghệ cảm ứng Samba còn được áp dụng để kiểm định chất lượng không khí.
Water (Nước)
Một trong những hạng mục kiểm tra đánh giá trong tiêu chuẩn WELL nữa là việc cung cấp môi trường để mọi người trong tòa nhà có được nguồn nước đảm bảo để sử dụng.
Bối cảnh thiết lập tiêu chí này là sau khi đại học Barcelona công bố kết quả nghiên cứu *8 cho thấy khi lượng nước trong cơ thể giảm 2% thì nhận thức sẽ bị kém đi. Thêm nữa trong nghiên cứu của Viện nghiên cứu Y học Hoa Kỳ, khuyến khích việc hấp thu lượng nước tối thiểu từ thức ăn và đồ uống trong một ngày đối với nam giới là 3.7 lít, đối với nữ giới là 2.7 lít. Việc hấp thu đầy đủ nước không chỉ quan trọng khi vận động thể thao mà cũng cần được áp dụng tại nơi làm việc.
Phipps Center for Sustainable Landscapes là công trình duy nhất trên thế giới cho đến thời điểm này tháng 4/2017 nhận chứng nhận WELL bạch kim. (Nguồn ảnh: Website của Phipps Center và Continuing Education Center). Đảm bảo nước uống sạch là vấn đề đương nhiên, tại đây đang cung cấp nước lấy từ nguồn nước tự nhiên như nước mưa chẳng hạn sử dụng cho mục đích khác ngoài nước uống.
Nourishment (Dinh dưỡng)
Tiêu chí này nhằm đánh giá môi trường có đảm bảo để nhân viên có những bữa ăn tốt cho sức khỏe hay không. Chứng nhận WELL song song với việc giảm thiểu tối đa những bữa ăn gây hại cho sức khỏe trong tòa nhà và xung quanh tòa nhà, còn sắp xếp môi trường hợp lý để có thể dễ dàng có những bữa ăn tốt cho sức khỏe.
Văn phòng One Carter Lane ở Luân Đôn, Anh nhận chứng nhận vàng. Tại đây bố trí đầy đủ các không gian café, tạo môi trường dễ dàng có những bữa ăn có lợi cho sức khỏe.
Trên đây là 3 trong 7 tiêu chí xét duyệt của WELL. Phần cuối sẽ đề cập đến các tiêu chí còn lại là Light (Ánh sáng), Fitness (Vận động), Comfort (Thoải mái), Mind (Tinh thần). Chúng ta sẽ xem văn phòng tương lai mà Delos thông qua tiêu chuẩn WELL đang nhắm đến.