Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hoá chất là một phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và giảm thiểu rủi ro trong quá trình làm việc với hoá chất. Hướng dẫn lập biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hoá chất là một yêu cầu quan trọng đối với các tổ chức và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có sử dụng hoá chất. Sự cố hoá chất có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường, con người và tài sản. Do đó, việc xây dựng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hoá chất là điều không thể thiếu.

Căn cứ pháp luật

📌 Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

📌 Luật Phòng cháy và Chữa cháy số 27/2001/QH10 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật số 40/2003/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2013 Quốc hội ban hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Phòng cháy và chữa cháy số 22/2001/QH10.

📌 Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XIII, kỳ họ thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 nam 2014.

📌 Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về Quy định danh muc hàng hóa nguy hiểm và việc vận tải hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa.

📌 Nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất.

📌 Nghị định 71/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp.

Đối tượng lập biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hoá chất

Đối tượng bắt buôc phải lập Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hoá chất gồm:

Chủ đầu tư của các dự án liên quan đến sản xuất, kinh doanh, lưu trữ và sử dụng hóa chất, trừ những trường hợp được quy định khác tại Điều 20, Khoản 2 Nghị định 113/2017/NĐ-CP, phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hoá chất trước khi dự án chính thức đi vào hoạt động.
Chủ đầu tư phải ra quyết định ban hành Biện pháp và cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu.

Nội dung biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hoá chất

Hướng dẫn lập biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hoá chất

MỞ ĐẦU

◾ Giới thiệu về dự án

◾ Sự cần thiết xây dựng biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất

◾ Căn cứ pháp lý lập biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất

Chương 1: THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN, CƠ SỞ HOÁ CHẤT

◾ Thông tin về quy mô đầu tư, sản xuất, kinh doanh bao gồm công suất, diện tích xây dựng và địa điểm xây dựng công trình.

◾ Mô tả chi tiết về công nghệ sản xuất, bao gồm các giai đoạn sản xuất, sử dụng, vận chuyển và lưu trữ hóa chất.

◾ Bản kê khai thông tin về tên, khối lượng và đặc tính lý hóa học, độc tính của từng loại hóa chất, bao gồm hóa chất nguy hiểm là nguyên liệu, hóa chất trung gian và hóa chất thành phẩm.

◾ Mô tả các yêu cầu kỹ thuật về bao gói, bảo quản và vận chuyển của từng loại hóa chất nguy hiểm, bao gồm:

◾ Các loại bao bì, bồn, thùng chứa hóa chất nguy hiểm dự kiến sử dụng trong quá trình sản xuất, bảo quản và vận chuyển, cùng với vật liệu chế tạo và dung tích lớn nhất của từng loại.

◾ Tiêu chuẩn thiết kế, chế tạo (nếu áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài, cần ghi rõ tên tiêu chuẩn và tổ chức ban hành).

◾ Các yêu cầu bảo quản về nhiệt độ, áp suất; các biện pháp phòng chống va đập, chống sét, chống tĩnh điện.

◾ Các phương tiện và hệ thống vận chuyển nội bộ dự kiến sử dụng trong dự án hoặc cơ sở hóa chất.

Chương 2: DỰ BÁO NGUY CƠ, TÌNH HUỐNG XẢY RA SỰ CỐ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA SỰ CỐ HOÁ CHẤT

◾ Dự báo các điểm nguy cơ bao gồm vị trí đặt các thiết bị sản xuất chính của hóa chất nguy hiểm, các thiết bị hoặc khu vực tập trung lưu trữ hóa chất nguy hiểm, và điều kiện công nghệ sản xuất, bảo quản. Cùng số lượng lao động dự kiến có mặt trong khu vực. Dự báo các tình huống có thể xảy ra sự cố.

◾ Đề xuất các biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra sự cố.

◾ Lập kế hoạch kiểm tra và giám sát các nguồn nguy cơ có khả năng gây ra sự cố, bao gồm kế hoạch kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất. Xác định trách nhiệm của người kiểm tra, nội dung kiểm tra và giám sát.

Chương 3: BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ SỰ CỐ

◾ Nhân lực quản lý hóa chất, tổ chức, điều hành và thực hiện trực tiếp ứng phó sự cố.

◾ Cơ sở vật chất và trang thiết bị ứng phó sự cố:

  • Danh sách trang thiết bị và phương tiện hiện có để ứng phó sự cố hóa chất, bao gồm tên, số lượng và tình trạng của thiết bị. Hệ thống bảo vệ và hệ thống dự phòng được thiết kế để cứu hộ, ngăn chặn sự cố, cung cấp bảo hộ cho người lao động và lực lượng tham gia cứu hộ phù hợp với các loại hóa chất nguy hiểm trong cơ sở hoặc dự án.
  • Hệ thống báo động và hệ thống thông tin nội bộ và thông báo đến bên ngoài trong trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp.

◾ Kế hoạch phối hợp hành động giữa các lực lượng nội bộ và bên ngoài để ứng phó với các tình huống đã dự báo.

◾ Phương án khắc phục hậu quả của sự cố hóa chất.

◾ Các hoạt động khác nhằm ứng phó với sự cố hóa chất.

◾ Kế hoạch ứng phó

◾ An toàn lao động trong công tác thu gom, làm sạch.

◾ Bồi thường cho công nhân và khu vực dân cư xung quanh chịu tác động xấu của sự cố hóa chất.

◾ Biện pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm và lan rộng ảnh hưởng đến con người.

◾ Biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.

◾ Tổ chức phổ biến Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đến toàn thể người lao động của cơ sở để biết và thực hiện.

◾ Thường xuyên tổ chức giáo dục, tuyên truyền, nâng cao ý thức về an ninh, an toàn và các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đến người lao động trong cơ sở.

◾ Thường xuyên kiểm tra, bổ sung đầy đủ số lượng, đảm bảo chất lượng các trang thiết bị, vật tư phục vụ ứng phó sự cố hóa chất.

◾ Hàng năm tổ chức đào tạo, diễn tập ứng phó sự cố hóa chất theo quy định.

◾ Cơ sở mua Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường hoặc lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định.

◾ Trong trường hợp có các thay đổi lớn liên quan đến các nội dung chính của Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, chủ cơ sở có trách nhiệm tổ chức cập nhật Biện pháp theo quy định.

KẾT LUẬN

◾ Đánh giá của chủ cơ sở về Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hoá chất

◾ Cam kết của chủ cơ sở, doanh nghiệp.

◾ Kiến nghị của chủ cơ sở, doanh nghiệp.

◾ Trách nhiệm thực hiện lập Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của tổ chức, cá nhân

◾ Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ hóa chất, tổ chức và cá nhân phải tuân thủ đúng các nội dung đã được quy định trong Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất.

◾ Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất phải được lưu giữ tại cơ sở hóa chất và là căn cứ để tổ chức và cá nhân thực hiện công tác kiểm soát an toàn tại cơ sở hóa chất.

◾ Trong trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư và hoạt động liên quan đến các nội dung đã được quy định trong Biện pháp, tổ chức và cá nhân phải bổ sung, chỉnh sửa Biện pháp để đảm bảo tính hiệu quả và thích hợp.

Hằng năm, các cơ sở hóa chất phải tổ chức diễn tập phương án ứng phó sự cố hóa chất đã được xây dựng trong Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất. Đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành địa phương sẽ chứng kiến hoặc chỉ đạo trong trường hợp cơ sở hóa chất lưu trữ hóa chất thuộc danh mục nguy hiểm và phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất, nhưng dưới ngưỡng quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

5/5 - (1 bình chọn)

Đăng bởi by & filed under Đào Tạo - Huấn Luyện.