Các yếu tố vi khí hậu gồm thông số của môi trường không khí như nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ chuyển động của không khí, tiếng ồn, độ rung, bức xạ,.. Người sử dụng lao động phải định kỳ quan trắc các chỉ tiêu vi khí hậu trong môi trường lao động, đo thông số vi khí hậu theo TCVN 232 để đảm bảo một môi trường làm việc an toàn cho người lao động.

Các yếu tố vi khí hậu trong môi trường lao động

Đo thông số vi khí hậu theo TCVN 232

Trong môi trường lao động, các yếu tố vi khí hậu có thể bao gồm:

👉 Nhiệt độ: Nhiệt độ trong môi trường làm việc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu suất làm việc của người lao động. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, bao gồm đau đầu, mệt mỏi, trầm cảm và suy giảm năng suất.

👉 Độ ẩm: Độ ẩm trong môi trường làm việc cũng là một yếu tố quan trọng. Độ ẩm quá cao hoặc quá thấp đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và cảm giác thoải mái của người lao động.

👉 Ánh sáng: Ánh sáng là yếu tố quan trọng trong môi trường làm việc. Ánh sáng quá mạnh hoặc quá yếu đều có thể ảnh hưởng đến thị lực và tâm lý của người lao động.

👉 Tiếng ồn: Tiếng ồn trong môi trường làm việc có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như nặng tai, stress và các vấn đề về tim mạch.
Đo thông số vi khí hậu

Các yêu cầu về điều kiện vi khí hậu và giá trị cho phép tại nơi làm việc phân theo từng loại lao động được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26:2016/BYT về Vi khí hậu – Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc ban hành trong Thông tư 26/2016/TT-BYT thể hiện theo bảng dưới đây.

Loại lao động

Khoảng nhiệt độ không khí (0C)

Độ ẩm không khí (%)

Tốc độ chuyển động không khí (m/s)

Cường độ bức xạ nhiệt theo diện tích tiếp xúc (W/m2)

Nhẹ

200C – 340C

40 – 80%

0.1 – 1.5

35 khi tiếp xúc trên 50% diện tích cơ thể người

70 khi tiếp xúc trên 25% đến 50% diện tích cơ thể người

100 khi tiếp xúc dưới 25% diện tích cơ thể người

Trung bình

180C – 320C

40 – 80%

0.2 – 1.5

Nặng

160C – 300C

40 – 80%

0.3 – 1.5

Bảng 1 – Yêu cầu điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ chuyển động không khí và cường độ bức xạ nhiệt ở nơi làm việc

Ở một số điều kiện đặc biệt, các thông số này có thể thay đổi:

🔸 Đối với điều kiện lao động nóng, độ ẩm cao, tốc độ chuyển động không khí có thể tăng lên 2m/s.

🔸 Đối với các phòng có điều hoà nhiệt độ, tốc độ chuyển động không khí có thể dưới 0.1m/s đối với lao động nhẹ, dưới 0.2m/s đối với lao động trung bình và dưới 0.3m/s đối với lao động nặng nếu thông gió trong phòng đảm bảo nồng độ khí CO2 đạt tiêu chuẩn cho phép.

🔸 Chênh lệch nhiệt độ theo độ cao vị trí làm việc không quá 30C.

🔸 Chênh lệch nhiệt độ theo chiều ngang của vùng làm việc không quá 40C đối với lao động nhẹ, không quá 50C đối với lao động trung bình và không quá 60C đối với lao động nặng. Nhiệt độ chênh lệch trong nơi sản xuất và ngoài trời không vượt quá 50C.

Yêu cầu về điều kiện vi khí hậu theo nhiệt độ cầu ướt (WBGT) được quy định cụ thể:

Thời gian tiếp xúc với nguồn nhiệt

Loại lao động

Nhẹ

Trung bình

Nặng

Liên tục

300C

26.70C

250C

75%

30.60C

280C

25.90C

50%

31.40C

29.40C

27.90C

25%

32.20C

31.40C

300C

Bảng 2 – Mức giới hạn cho phép theo nhiệt độ cầu ướt WBGT

Phương pháp đo thông số vi khí hậu – Đo thông số vi khí hậu theo TCVN 232

Việc đo các thông số vi khí hậu cần tiến hành vào cả hai mùa, ba ca, lúc bình thường và khi căng thẳng đối với người lao dộng có mặt tại vị trí làm việc trong ca làm việc.

Nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ chuyển động không khí đo ở độ cao 1.0 m cách mặt sàn đối với lao động ngồi và 1.5 m đối với lao động đứng, đi lại. Việc đo đạc cần tiến hành đồng thời cả hai vị trí cố định và không cố định.

Khi số lượng công nhân đông và trong cơ sở sản xuất không có các nguồn nhiệt nóng, lạnh, ẩm ướt lớn thì các điểm đo vi khí hậu sẽ được thực hiện theo bảng sau:

Diện tích cơ sở sản xuất m2

Số điểm đo

Dưới 100m2

4

Từ 100 đến 400 m2

8

Trên 400m2

Xác định theo khoảng cách giữa các vị trí làm việc không quá 10m.

Bảng 3 – Qui định số điểm đo theo diện tích cơ sở sản xuất

Phương pháp xác định nhiệt độ không khí

Đo bằng nhiệt kế thủy ngân hoặc nhiệt kế điện tử hiện số. Khi đo nhiệt độ cần tránh các tia bức xạ của mặt trời.

Nếu dùng ẩm kế Asmann thì lấy chỉ số của nhiệt kế khô. Đo nhiệt độ ở nhiều điểm, lấy kết quả trung bình. Khi đo, treo nhiệt kế vào nơi nghiên cứu từ 5 – 10 phút cho nhiệt độ ổn định rồi mới ghi nhiệt độ.

Với nhiệt kế điện tử, cần hướng đầu đo vào nguồn nhiệt, để trong 1 min rồi đọc kết quả. Cũng có thể dùng các thiết bị có thể ghi liên tục nhiệt độ không khí theo ngày, tuần.

Phương pháp xác định độ ẩm không khí

Đo độ ẩm tương đối bằng máy Asmann hoặc ẩm kế. Khi sử dụng, bơm nước vào bầu nhiệt kế ướt, lên giây cót cánh quạt, treo vào nơi quy định, mở chốt cho cánh quạt chạy, sau 3 đến 5 phút sau đó ghi trị số của hai nhiệt kế. Tính kết quả dựa vào nhiệt độ của nhiệt kế ướt và hiệu số giữa hai nhiệt độ khô và ướt, tra bảng tính sẵn để có được độ ẩm tương đối (xem Phụ lục B). Khi có gió mạnh trên 3 m/s cần lắp thêm bộ phận chắn gió vào chỗ cánh quạt, không đặt ẩm kế gần các nguồn nhiệt và ẩm.

Nếu đo độ ẩm bằng máy đo điện tử hiện số thì lấy đầu đo của máy ra để 1 phút, sau đó mới đọc kết quả.

Phương pháp xác định tốc độ chuyển động của không khí

Đo bằng máy đo điện tử hiện số: lấy đầu đo ra xác định hướng gió, để 1 phút sau đó lấy giá trị trung bình.

Đo tốc độ chuyển động của không khí bằng máy đo gió cầm tay: trước khi đo, ghi chỉ số của tất cả các kim, để máy gió quay tự do từ 1 – 2 phút, sau đó mở chốt máy và bấm giây đồng hồ. Sau khi chạy được 100 s thì hãm chốt máy gió. Tính kết quả, ghi số chỉ của các kim và chia cho thời gian đo để tính được tốc độ chuyển động của không khí.

Xác định cường độ nhiệt bức xạ

Dùng nhiệt kế cầu đen điện tử hiện số (trong bộ nhiệt tam cầu): đặt quả cầu vào điểm định đo cách sàn 1.5 m, ghi kết quả sau 5 – 10 phút.

Quy định quan trắc chỉ tiêu vi khí hậu

Các cơ sở có người lao động tiếp xúc với các yếu tố vi khí hậu phải thực hiện quan trắc vi khí hậu tại nơi làm việc ít nhất 1 năm 1 lần và theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật An toàn vệ sinh lao động.

Người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động phù hợp với môi trường làm việc theo quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động.

Nếu kết qua đo thông số vi khí hậu tại nơi làm việc không đạt giá trị cho phép, người sử dụng lao động phải thực hiện các giải pháp cải thiện điều kiện lao động và bảo vệ sức khoẻ người lao động.

4.3/5 - (3 bình chọn)

Đăng bởi by & filed under Tin tức.