An toàn lao động là gì? Lợi ích an toàn lao động? Các Chính sách của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động? Các nguyên tắc chung về an toàn lao động trong sản xuất? Những hành vi bị nghiêm cấm trong an toàn lao động? Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
Lao động là hoạt động tạo ra giá trị cho xã hội. Dù là lao động dưới hình thức lao động chân tay hay lao động trí não thì an toàn lao động vẫn luôn được quan tâm và chú trọng.
An toàn lao động là gì?
An toàn lao động là gì?
◾An toàn lao động là gì? An toàn lao động là giải pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm nhằm đảm bảo không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động, sản xuất. Hiểu một cách đơn giản thì an toàn lao động là giải pháp được đề ra nhằm ngăn ngừa các tai nạn xảy ra trong quá trình làm việc, thương tích thân thể cũng như thương vong cho người lao động.
◾Tuỳ theo đặc thù sản xuất, lĩnh vực sản xuất mà sẽ có những quy định riêng của pháp luật về an toàn lao động cho các ngành nghề đó. Và phạm trù của bảo hộ lao động không chỉ bao gồm các biện pháp bảo vệ trực tiếp cho người lao động mà còn chính là tiền lương, phụ cấp độc hại, bảo hiểm lao động, thời gian nghỉ ngơi, thời gian làm việc của người lao động,….
Căn cứ pháp lý
Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015.
Mục đích của an toàn vệ sinh lao động
◾Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.
◾Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động. Ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hai trong quá trình lao động.
◾Tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động. Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động.
An toàn lao động là gì? Lợi ích an toàn lao động
◾Lợi ích lớn nhất khi thực hiện các biện pháp an toàn lao động là ngăn ngừa tai nạn, bảo vệ sức khoẻ và ngăn chặn mắc các bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
◾An toàn lao động đảm bảo được quyền lời và nghĩa vụ của cả người sử dụng lao động lẫn người lao động.
◾Trước khi nhận việc, người lao động kể cả người học nghề, thực tập nghề cần phải được huấn luyện về an toàn lao động. Người lao động có quyền từ chối công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc nếu thấy có nguy cơ xảy ra các tai nạn lao động, từ chối trở lại nếu nguy cơ chưa được khắc phục.
◾Các nguyên tắc chung về an toàn lao động trong sản xuất
◾Phòng tránh tai nạn luôn tốt hơn là giải quyết hậu quả sau khi tai nạn đã xảy ra.
◾Nhận viết được nguy cơ tiềm ẩn và phòng tránh trước khi tiến hành làm việc.
◾Sử dụng trang thiết bị, dụng cụ bảo hộ cá nhân trong mọi công việc theo đặc thù từng ngành nghề.
◾Tuân thủ đúng các hướng dẫn về an toàn lao lao động khi sử dụng đi kèm với máy móc và dụng cụ.
◾Tuân thủ các quy tắc an toàn khi sử dụng điện và các dụng cụ điện.
◾Kiểm tra chất lượng của dụng cụ và máy móc mà mình sẽ sử dụng trước khi làm việc.
◾Đảm bảo khu vực làm việc gọn gàng, không có những vật hay yếu tố có thể gây ra nguy hiểm trong quá trình làm việc.
Các hành vi bị cấm trong an toàn lao động
◾Che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Không thực hiện các yêu cầu, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động gây tổn hại hoặc có nguy cơ gây tổn hại đến người, tài sản, môi trường. Buộc người lao động phải làm việc hoặc không được rời khỏi nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe doạ nghiêm trọng sức khoẻ, tính mạng của người lao động hoặc buộc người lao động tiếp tục làm việc khi các nguy cơ đó chưa được khắc phục.
◾Trốn hoặc chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề người cho người lao động. Quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không đúng quy định của pháp luật. Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
◾Sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động không được kiểm định hoặc kết quả kiểm định không đạt yêu cầu hoặc không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, hết hạn sử dụng, không đảm bảo chất lượng, gây ô nhiễm môi trường.
◾Gian lận trong các hoạt động kiểm định, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động, giám định y khoa để xác định mức suy giảm khả năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động, người sử dụng lao động.
◾Phân biệt đối xử về giới trong đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động. Phân biệt đối xử vì lý do người lao động từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe doạ nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khoẻ của mình. Phân biệt đối xử vì lý do đã thực hiện công việc, nhiệm vụ đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở của người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, an toàn, vệ sinh viên, người làm công tác y tế.
◾Sử dụng lao động hoặc làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động khi chưa được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
Trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật.
Vậy An toàn lao động là gì? những hành vi nghiêm cấp trên sẽ được áp dụng mức xử phạt ra sao?
Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
◾ Đảm bảo nơi làm việc phải đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và định kỳ kiểm tra, đo lường các yếu tố đó; bảo đảm có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
◾ Đảm bảo máy, thiết bị, vật tư, chất được sử dụng, vận hành, bảo trì, bảo quản tại nơi làm việc theo quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động. Đảm bảo các thiết bị, máy móc đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động đã được công bố, áp dụng và theo nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
◾ Trang cấp đầy đủ cho người lao động các phương tiện bảo vệ cá nhân khi thực hiện công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; trang bị các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
◾ Hằng năm hoặc khi cần thiết, tổ chức kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để tiến hành các biện pháp về công nghệ, kỹ thuật nhằm loại trừ, giảm thiểu yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
◾ Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, vật tư, chất, nhà xưởng, kho tàng.
◾ Phải có biển cảnh báo, bảng chỉ dẫn bằng tiếng Việt và ngôn ngữ phổ biến của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, vật tư và chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc, nơi lưu giữ, bảo quản, sử dụng và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy.
◾ Tuyên truyền, phổ biến hoặc huấn luyện cho người lao động quy định, nội quy, quy trình về an toàn, vệ sinh lao động, biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.
◾ Xây dựng, ban hành kế hoạch xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc; tổ chức xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp, lực lượng ứng cứu và báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ hoặc khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc vượt ra khỏi khả năng kiểm soát của người sử dụng lao động.