Ngày 11 tháng 02 năm 2025, Bộ Lao Động Thương Binh Và Xã Hội ban hành Thông tư 03/2025/TT-BLĐTBXH Quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động, Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 04 năm 2025, Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH hết hiệu lực từ ngày Thông tư 03/2025/TT-BLĐTBXH. Chúng ta cùng tìm hiểu những Quy định phân loại lao động theo điều kiện lao động 2025 qua nội dung dưới đây.

Quy dinh phan loai lao dong theo dieu kien lao dong 2025

✨Vai trò của việc đánh giá phân loại lao động

Quy định phân loại lao động theo điều kiện lao động 2025

Quy định phân loại lao động theo điều kiện lao động là yêu cầu bắt buộc nhằm xác định các công việc thuộc loại điều kiện lao động nào, từ đó có chế độ cho người lao động, vai trò của việc thực hiện Quy định phân loại lao động theo điều kiện lao động 2025 cũng không ngoài các vai trò như:

* Tính mức phụ cấp độc hại

* Tính thời gian nghỉ ngơi, giảm giờ làm

* Làm căn cứ để hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) với một số nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại

* Áp dụng chế độ ưu đãi, bồi dưỡng bằng hiện vật, kiểm soát rủi ro nghề nghiệp

✨Đối tượng áp dụng

Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện phân loại lao động theo điều kiện lao động.

Người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Luật An toàn, vệ sinh lao động

Các loại điều kiện lao động

Theo Điều 3 Thông tư 03/2025/TT-BLĐTBXH thì Quy định phân loại lao động theo điều kiện lao động 2025 các loại điều kiện lao động cũng là 6 loại sau:

Điều kiện lao động gồm 6 loại như sau:

a) Loại I

b) Loại II

c) Loại III

d) Loại IV

Loại V

e) Loại VI

Nghề, công việc có điều kiện lao động loại I II, III là nghề, công việc không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm; nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại IV là nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại V, VI là nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

✨Quy định về tiêu chuẩn, phương pháp phân loại điều kiện lao động

Loại, điều kiện lao động quy định tại Điều 3 thông tư 03/2025/TT-BLĐTBXH được đánh giá, xếp loại theo các phương pháp sau:

Phương pháp đánh giá, tính điểm

Phương pháp này được thực hiện theo quy trình sau:

a) Xác định tên nghề, công việc cần đánh giá, xác định điều kiện lao động, quy mô lấy mẫu:

              Việc lấy mẫu đối với mỗi nghề, công việc phải bảo đảm quy mô lấy mẫu theo quy định về thống kê, nghiên cứu, phải được thực hiện phù hợp với từng loại hình, quy mô của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đại diện vùng, miền lấy mẫu. Sử dụng công thức sau:

tinh mau phan loai lao dong

Trong đó:

 n: số lượng mẫu cần xác định

N: Quy mô tổng thể (Tổng số người làm nghề, công việc cần đo đánh giá trong ngành, lĩnh vực hoặc trong doanh nghiệp).

 e: Sai số cho phép

– Khi tính cỡ mẫu cho toàn ngành thì sai số e cho phép không quá 10%

– Khi tính cỡ mẫu trong một doanh nghiệp cụ thể của từng ngành thì sai số e cho phép không quá 20% đối với doanh nghiệp có dưới 1.000 người lao động làm nghề, công việc được đánh giá; không quá 10% đối với doanh nghiệp có từ 1.000 người lao odongj làm nghề, công việc được đánh giá.

b) Đánh giá điều kiện lao động theo hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động:

Bước 1: Xác định các yếu tố có tác động sinh học đến người lao động trong hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này (sau đây gọi tắt là Phụ lục I).

Bước 2: Lựa chọn ít nhất 06 (sáu) yếu tố đặc trưng tương ứng với mỗi nghề, công việc. Các yếu tố này phải bảo đảm phản ánh đủ 3 nhóm yếu tố trong hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động quy định tại Phụ lục I.

Bước 3: Chọn 01 (một) chỉ tiêu đối với mỗi yếu tố đặc trưng đã chọn tại Bước 2 để tiến hành đánh giá và cho điểm, trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

– Thang điểm để đánh giá mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của từng yếu tố là thang điểm 6 (sáu) quy định tại Phụ lục I. Mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm càng lớn thì điểm càng cao.

– Thời gian tiếp xúc của người lao động với các yếu tố dưới 50% thời gian của ca làm việc thì điểm số hạ xuống 01 (một) điểm. Đối với hóa chất độc, điện từ trường, rung, ồn, bức xạ ion hóa, thay đổi áp suất, yếu tố gây bệnh truyền nhiễm thì điểm xếp loại hạ xuống 01 (một) điểm khi thời gian tiếp xúc dưới 25% thời gian của ca làm việc.

– Đối với các yếu tố quy định thời gian tiếp xúc cho phép thì hạ xuống 01 (một) điểm nếu thời gian tiếp xúc thực tế khi làm việc dưới 50% thời gian tiếp xúc cho phép.

– Đối với những yếu tố có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu (từ 02 chỉ tiêu trở lên) để đánh giá thì chỉ chọn 01 chỉ tiêu chính để đánh giá và cho điểm; có thể đánh giá các chỉ tiêu khác nhằm tham khảo, bổ sung thêm số liệu cho chỉ tiêu chính.

– Việc áp dụng kết quả quan trắc môi trường lao động định kỳ đối với nhóm yếu tố vệ sinh môi trường lao động phải đảm bảo tính phù hợp về quy mô mẫu, vị trí lấy mẫu, thời điểm lấy mẫu phù hợp với việc đánh giá phân loại điều kiện lao động.

Bước 4: Tính điểm trung bình các yếu tố theo công thức:

tinh diem cac yeu to phan loai lao dong

Trong đó:

 Điểm trung bình cộng của các yếu tố.

n: Số lượng yếu tố đã tiến hành đánh giá tại Bước 3 (n≥6)

X1, X2,…Xn: Điểm của yếu tố thứ nhất, thứ hai,…,thứ n.

đ) Bước 5: Tổng hợp kết quả vào phiếu theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và xác định điều kiện lao động theo điểm trung bình các yếu tố () như sau:

–  ≤ 1,01: Điều kiện lao động loại I;

– 1,01 <≤ 2,22: Điều kiện lao động loại II;

– 2,22 <≤ 3,37: Điều kiện lao động loại III;

– 3,37 <≤ 4,56: Điều kiện lao động loại IV;

– 4,56 <≤ 5,32: Điều kiện lao động loại V;

–  > 5,32: Điều kiện lao động loại VI.

Phương pháp khác

a) Phương pháp thống kê, kinh nghiệm

Căn cứ vào điều kiện lao động đặc trưng của mỗi nghề, công việc thuộc Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (sau đây gọi tắt là Danh mục nghề) đã được Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội ban hành để xác định loại điều kiện lao động cho các nghề, công việc được đánh giá.

b) Phương pháp kết hợp

Kết hợp phương pháp đánh giá, tính điểm quy định tại khoản 1 điều này với phương pháp thống kê, kinh nghiệm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và lấy ý kiến của Bộ quản lý ngành lĩnh vực, các chuyên gia, nhà khoa học để tổng hợp kết quả.

c) Các phướng pháp quy định tại khoản này áp dụng đối nghề, công việc sau:

– Nghề, công việc có yếu tố thiệt hại tới tính mạng, sức khỏe của người lao động nhưng không thể xác định đủ 06 yếu tố đặc trưng hoặc không đủ 03 nhóm yếu tố trong hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động quy định tại Phụ lục I ban hành kèm thông tư này.

– Nghề, công việc có tính chất nguy hiểm tới tính mạng, sức khỏe, môi trường; tiếp xúc với hóa chất độc bảng A, phóng xạ.

              Căn cứ vào các vào các yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp, số liệu thống kê tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bệnh tật của nghề, công việc và kết quả tổng hợp theo phương pháp kết hợp này, Bộ Lao động thương binh và xã hội quyết định xếp loại điều kiện lao động đối với nghề, công việc được đánh giá theo phương pháp quy định tại Khoản 2 điều này.

✨Trách nhiệm của người sử dụng lao động

Căn cứ tại Khoản 1 điều 5 thông tư 03/2025/TT-BLĐTBXH Quy định phân loại lao động theo điều kiện lao động 2025 từ ngày 01 tháng 04 năm 2025 có hiệu lực thì trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:

Người sử dụng lao động phải kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo quy định tại Chương II Nghị định 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động; căn cứ vào kết quả quan trắc môi trường lao động và kết quả phòng chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại để đánh giá việc cải thiện điều kiện lao động của các nghề, công việc đang áp dụng; nếu cần xác định loại điều kiện lao động thì thực hiện theo Phương pháp Quy định tại Điều 4 Thông tư này.

 

5/5 - (1 bình chọn)

Đăng bởi by & filed under Dịch vụ Kiểm Định và Công Bố chất lượng sản phẩm, Dịch Vụ Tư Vấn Kỹ Thuật An Toàn & Chứng nhận, Đào Tạo - Huấn Luyện, Tư vấn môi trường.