Hoá chất được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực với nhiều mục đích khác nhau. Sử dụng hoá chất rộng rãi mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống hiện đại, nhưng cũng đặt ra các thách thức về an toàn và bảo vệ môi trường. Tai nạn hoá chất có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ con người, tài sản và môi trường sống, đòi hỏi sự quản lý và sử dụng cẩn thận. Chính vì thế cần có sự tập trung và nỗ lực để giảm thiểu nguy cơ, bảo vệ sức khoẻ mọi người và môi trường. Hướng dẫn lập biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hoá chất là rất quan trọng và cần thiết để đảm bảo an toàn trong việc sử dụng hoá chất.

Những văn bản pháp luật quy định hướng dẫn lập biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hoá chất.

Hướng dẫn lập biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hoá chất

Luật Hoá chất số 06/2007/QH12.

Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13.

Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001

Nghị định số 29/2005/NĐ-CP.

Nghị định 113/2017/NĐ-CP

Nghị định 71/2019/NĐ-CP.

Đối tượng phải lập biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hoá chất là ai?

Những đối tượng bắt buộc phải xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố chất được quy định tại Điều 20 Nghị định 113/2017/NĐ-CP.

Chủ đầu tư dự án liên quan đến sản xuất, kinh doanh, lưu trữ và sử dụng hoá chất đều phải xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hoá chất trước khi dự án chính thức đi vào hoạt động. Trừ những trường hợp được quy định tại khoản 2, Điều 20 Nghị định 113/2017/NĐ-CP.

Chủ đầu tư dự án sau khi ra quyết định ban hành Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự có hoá chất và cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.

Tại sao phải lập biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hoá chất

Bảo vệ sức khoẻ con người: Lập biện pháp phòng ngừa giúp ngăn chặn sự cố hoá chất xảy ra hoặc giảm thiểu hậu quả nếu có sự cố. Điều này đảm bảo an toàn cho nhân viên và những người tiếp xúc với hoá chất trong quá trình làm việc.

Bảo vệ môi trường: Sự cố hoá chất có thể gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bằng việc lập biện pháp phòng ngừa, chúng ta có thể ngăn chặn rò rỉ hoá chất và giảm tác động xấu lên đất, nước và không khí.

Giảm thiểu rủi ro về tài sản: Sự cố hoá chất có thể gây thiệt hại lớn về tài sản và dẫn đến mất mát kinh tế đáng kể. Lập kế hoạch phòng ngừa giúp tránh điều này và duy trì sự ổn định tài chính của tổ chức.

Tuân thủ quy định pháp luật: Lập biện pháp phòng ngừa giúp đảm bảo rằng tổ chức tuân thủ các quy định và tránh bị phạt hoặc bị kiện.

Xây dựng hình ảnh thương hiệu: Sự cố hoá chất có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho danh tiếng của một tổ chức. Bằng cách lập biện pháp phòng ngừa và ứng phó, bạn có thể bảo vệ uy tín và danh tiếng của mình trước mắt khách hàng và đối tác.

Tăng hiệu suất làm việc: Nhân viên làm việc trong môi trường an toàn và an tâm sẽ có hiệu suất làm việc tốt hơn. Họ không phải lo lắng về an toàn của mình và có thể tập trung vào công việc.

Trách nhiệm thực hiện Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của tổ chức, cá nhân

a) Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ hóa chất, tổ chức, cá nhân phải bảo đảm đúng các nội dung đề ra tại Biện pháp đã được xây dựng.

b) Biện pháp phải được lưu giữ tại cơ sở hóa chất và là căn cứ để tổ chức, cá nhân thực hiện công tác kiểm soát an toàn tại cơ sở hóa chất khi có yêu cầu.

c) Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư và hoạt động liên quan đến những nội dung đề ra trong Biện pháp, tổ chức, cá nhân phải bổ sung, chỉnh sửa Biện pháp cho phù hợp.

Nội dung của Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hoá chất

MỞ ĐẦU

Giới thiệu về dự án hoặc cơ sở hóa chất

Tính cần thiết phải lập Biện pháp.

Các căn cứ pháp lý lập Biện pháp.

Chương 1: THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN/CƠ SỞ HÓA CHẤT

Quy mô đầu tư, sản xuất, kinh doanh: Công suất, diện tích xây dựng, địa điểm xây dựng công trình.

Công nghệ sản xuất, thuyết minh chi tiết các công đoạn sản xuất, sử dụng, vận chuyển, lưu trữ hóa chất.

Bản kê khai tên hóa chất, khối lượng, đặc tính lý hóa học, độc tính của mỗi loại hóa chất nguy hiểm là nguyên liệu, hóa chất trung gian và hóa chất thành phẩm.

Bản mô tả các yêu cầu kỹ thuật về bao gói, bảo quản và vận chuyển của mỗi loại hóa chất nguy hiểm, bao gồm:

– Các loại bao bì, bồn, thùng chứa hóa chất nguy hiểm dự kiến sử dụng trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển, vật liệu chế tạo và lượng chứa lớn nhất của từng loại.

– Tiêu chuẩn thiết kế, chế tạo (trường hợp áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài phải ghi rõ tên tiêu chuẩn và tên tổ chức ban hành).

– Các điều kiện bảo quản về nhiệt độ, áp suất; yêu cầu phòng chống va đập, chống sét, chống tĩnh điện.

– Các phương tiện, hệ thống vận chuyển nội bộ dự kiến sử dụng trong dự án, cơ sở hóa chất.

Chương 2: DỰ BÁO NGUY CƠ, TÌNH HUỐNG XẢY RA SỰ CỐ VÀ BIỆN PHÁP PHÓNG NGỪA SỰ CỐ HÓA CHẤT

Dự báo các điểm nguy cơ bao gồm các vị trí đặt các thiết bị sản xuất hóa chất nguy hiểm chủ yếu, các thiết bị hoặc khu vực tập trung lưu trữ hóa chất nguy hiểm kèm theo điều kiện công nghệ sản xuất, bảo quản; số người lao động dự kiến có mặt trong khu vực. Dự báo các tình huống xảy ra sự cố.

Các biện pháp quản lý, kỹ thuật nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra sự cố.

Kế hoạch kiểm tra, giám sát các nguồn nguy cơ xảy ra sự cố: Kế hoạch kiểm tra thường xuyên, đột xuất; trách nhiệm của người kiểm tra, nội dung kiểm tra, giám sát.

Chương 3: BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT

Nhân lực quản lý hóa chất, hệ thống tổ chức, điều hành và trực tiếp ứng phó sự cố.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị ứng phó sự cố

– Danh sách hiện có về trang thiết bị, phương tiện sử dụng ứng phó sự cố hóa chất: tên thiết bị, số lượng, tình trạng thiết bị; hệ thống bảo vệ, hệ thống dự phòng nhằm cứu hộ, ngăn chặn sự cố, trang bị bảo hộ cho người lao động và lực lượng tham gia ứng cứu cơ sở phù hợp với các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở, dự án.

– Hệ thống báo nguy, hệ thống thông tin nội bộ và thông báo ra bên ngoài trong trường hợp sự cố khẩn cấp.

Kế hoạch phối hợp hành động của các lực lượng bên trong và bên ngoài ứng phó đối với các tình huống đã dự báo.

Phương án khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.

Các hoạt động khác nhằm ứng phó sự cố hóa chất.

KẾT LUẬN

PHỤ LỤC

Giấy chứng nhận đầu tư của dự án hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của cơ sở hóa chất.

Sơ đồ vị trí khu đất đặt dự án, cơ sở hóa chất (khổ giấy A3 trở lên).

Sơ đồ tổng mặt bằng của dự án, cơ sở hóa chất (khổ giấy A3 trở lên).

Sơ đồ mô tả các vị trí lưu trữ, bảo quản hóa chất dự kiến trong mặt bằng dự án, cơ sở và trạng thái bảo quản (ngầm, nửa ngầm, trên mặt đất) (khổ giấy A3 trở lên).

Sơ đồ thoát hiểm.

Các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến nội dung của kế hoạch.

Đơn vị hướng dẫn lập biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hoá chất

CRS VINA chuyên tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn lập biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hoá chất

CRS VINA là một công ty chuyên tư vấn và hỗ trợ trong lĩnh vực an toàn hoá chất. Chúng tôi cung cấp dịch vụ hướng dẫn lập biện pháp phòng ngừa và ứng phó với sự cố hoá chất để giúp các tổ chức và doanh nghiệp đảm bảo an toàn tối đa trong quá trình sử dụng và xử lý hoá chất.

Chúng tôi tự hào là đối tác đáng tin cậy của các tổ chức và doanh nghiệp trong việc quản lý hoá chất một cách an toàn và hiệu quả.

Các doanh nghiệp, cá nhân cần tư vấn lập biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hoá chất, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CP TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA

📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

🌐 Website: https://chungnhaniso.com.vn/

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina

📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com

⚜️ Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh.

⚜️ Văn Phòng Giao Dịch tại TP HCM: Số 33H6, DN10, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.

⚜️ Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

⚜️ Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

⚜️ Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

⚜️ Văn phòng tại Cà Mau: đường Lý Thường Kiệt, phường 6, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

⚜️ Văn phòng tại Sơn La: đường Tô Hiệu, tổ 5, phường Tô Hiệu, TP Sơn La, tỉnh Sơn La.

5/5 - (2 bình chọn)

Đăng bởi by & filed under Đào Tạo - Huấn Luyện, Tư vấn môi trường.