Tài liệu đào tạo an toàn hóa chất giúp người lao động trang bị kiến thức an toàn và phòng ngừa các mối nguy khi làm việc với hóa chất, giảm thiểu tai nạn hóa chất, ngộ độc, bỏng, hoặc sự xâm nhập hóa chất vào nội tạng.

Văn bản pháp luật về đào tạo an toàn hoá chất

Tài liệu đào tạo an toàn hoá chất

Luật Hoá chất số 06/2007/QH12

Nghị định 113/2017/NĐ-CP.

Thông tư 32/2017/TT-BCT hướng dẫn Luật Hoá chất và Nghị định 113/2017/NĐ-CP.

Nghị định 71/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hoá chất và vật liệu nổ công nghiệp.

Nghị định 43/2017/NĐ-CP.

Tiêu chuẩn Việt Nam 5507:2002: Hoá chất nguy hiểm – Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.

Nghị định 82/2022/NĐ-CP.

Thông tư 17/2022/NĐ-CP.

Tài liệu đào tạo an toàn hoá chất

Tài liệu đào tạo an toàn hoá chất

 

Tài liệu đào tạo an toàn hoá chất

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOÁ CHẤT

MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ HÓA CHẤT

Hóa chất là gì? Hóa chất là đơn chất (chì, thủy ngân…), hợp chất (axit, bazơ…), hỗn hợp chất (thuốc nổ, xăng, nước tẩy rửa…)
Hóa chất độc là hóa chất nguy hiểm có một hoặc một số đặc tính gây nguy hiểm đến con người (dễ nổ, cháy, oxi hóa, ăn mòn, độc cấp tính – mãn tính, gây kích ứng cơ thể, ung thư, biến đổi gen, tích lũy sinh học,… hoặc gây tử vong) và tác động trực tiếp đến môi trường sống.

Sự cố hóa chất là tình trạng cháy, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho người, tài sản và môi trường.

Sự cố hóa chất nghiêm trọng là sự cố hóa chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại lớn, trên diện rộng cho người, tài sản, môi trường và vượt ra khỏi khả năng kiểm soát của cơ sở hóa chất.

Hiện trạng sử dụng hóa chất: Hiện nay có khoảng trên 80.000 loại hóa chất và hàng năm có khoảng 1000 loại hóa chất được sản xuất. Theo ILO (tổ chức lao động quốc tế) công bố thì hàng năm có 439.000 ca tử vong liên quan đến hóa chất (trên tổng là 2 triệu). Đến nay đã có 35 triệu người mắc bệnh nghề nghiệp liên quan đến hóa chất (trên tổng 160 triệu). Việt Nam hàng năm sử dụng khoảng 10 triệu tấn hóa chất các loạ.

Đặc tính của hóa chấ:

– Các chất gây cháy nổ

– Các chất gây oxy hóa

CHƯƠNG II: ẢNH HƯỞNG CỦA HOÁ CHẤT ĐỐI VỚI CON NGƯỜI

Ảnh hưởng của hoá chất đối với sức khoẻ con người

Mức độ độc hại của hóa chất phụ thuộc vào:

Đường xâm nhập của hóa chất vào cơ thể con người

Hóa chất có thể đi vào cơ thể con người theo 3 đường: Đường hô hấp, hấp thụ qua da và qua đường tiêu hóa.

Đối với người lao động trong công nghiệp, hít thở là đường vào thông thường và nguy hiểm nhất nhất.

Độ dày của da cùng với sự đổ mổ hôi và tổ chức mỡ ở lớp dưới da có tác dụng như một hàng rào bảo vệ chống lại việc hóa chất xâm nhập vào cơ thể và gây các tổn thương cho da. Những hóa chất có dung môi thấm qua da hoặc chất dễ tan trong mỡ dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua da. Các chất càng dễ tan trong mỡ thì độc tính cho hệ thần kinh càng cao.

Thông thường hóa chất hấp thụ qua đường tiêu hóa ít hơn so với 2 đường trên, độc tính cũng sẽ giảm khi qua đường tiêu hóa do tác động của dịch dạ dày và dịch tụy.

Loại hóa chất

Do các phản ứng lý hóa của chất độc với các hệ thống cơ quan tương ứng mà có sự phân bố đặc biệt cho từng chất.

Hóa chất có tính điện ly như: chì, bary tập trung trong xương, bạc vàng ở trong da hoặc lắng đọng trong gan, thận dưới dạng phức chất.
Các chất không điện ly loại dung môi hữu cơ tan trong mỡ: tập trung trong các tổ chức giầu mỡ như hệ thần kinh.

Các chất không điện ly và không hòa tan trong các chất béo: khả năng thấm vào các tổ chức của cơ thể kém hơn và phụ thuộc vào kích thước phân tử và nồng độ chất độc.

Tùy thuộc vào tính chất lý, hóa, sinh mà một số hóa chất nguy hiểm sẽ được đào thải ra ngoài

Qua ruột: chủ yếu là các kim loại nặng.

Qua mật: Một số chất độc được chuyển hóa rồi liên hợp sunfo hoặc glucuronic rồi đào thải qua mật.

Qua hơi thở có thể đào thải một số lớn chất độc dưới dạng khí hơi.

Chất độc có thể còn được đào thải qua da, sữa mẹ.

Nồng độ và thời gian tiếp xúc

Khi tiếp xúc trong thời gian ngắn nhưng với nồng độ hóa chất cao có thể gây ra những ảnh hưởng cấp tính (nhiễm độc cấp).

Trong khi đó tiếp xúc trong thời gian dài nhưng với nồng độ thấp sẽ xẩy ra hai xu hướng: hoặc là cơ thể chịu đựng được, hoặc là hóa chất được tích luỹ với khối lượng lớn hơn, để lại ảnh hưởng mãn tính.

Ảnh hưởng khi các hoá chấ kết hợp với nhau.

Tính mẫn cảm của người tiếp xúc

Có sự khác nhau lớn trong phản ứng của mỗi người khi tiếp xúc với hóa chất. Tiếp xúc với cùng một lượng trong cùng một thời gian một vài người bị ảnh hưởng trầm trọng, một vài người bị ảnh hưởng nhẹ, có thể có một số người nhìn bên ngoài không thấy có biểu hiện gì.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ người lao động bị nhiễm độc

Vi khí hậu

Nhiệt độ cao: làm tăng khả năng bay hơi của chất độc, tăng tuần hoàn, hô hấp do đó làm tăng khả năng hấp thu chất độc.

Độ ẩm không khí tăng: làm tăng sự phân giải của một số hóa chất với nước, tăng khả năng tích khí lại ở niêm mạc, làm giảm thải độc bằng mồ hôi, do đó cũng làm tăng nguy cơ bị nhiễm độc.

Lao động thể lực quá sức làm tăng tuần hoàn, hô hấp và tăng mức độ nhiễm độc.

Chế độ dinh dưỡng không đủ hoặc không cân đối làm giảm sức đề kháng của cơ thể.

Tài liệu đào tạo an toàn hoá chất

Tài liệu đào tạo an toàn hoá chất

 

CHƯƠNG III: KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG KHI LÀM VIỆC VỚI HOÁ CHẤT

Kiểm soát mối nguy: Nguyên tắc cơ bản của hoạt động kiểm soát mối nguy hoá chất.

Biện pháp loại bỏ

Biện pháp thay thế

Cách tốt nhất để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tác hại của hóa chất đến con người và môi trường là tránh sử dụng các hóa chất nếu có sẵn nhiều chất thay thế ít độc hại, ít nguy hiểm hơn.

Biện pháp lỹ thuật.

Biện pháp hành chính.

Trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân.

CHƯƠNG IV: PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ

Các quá trình cháy.

Các quá trình nổ.

Các nguồn, tác nhân gây cháy, nổ.

Nguyên lý phòng cháy, nổ.

Nguyên lý chữa cháy, nổ

CHƯƠNG V: XỬ LÝ SỰ CỐ, SƠ CẤP CỨU TAI NẠN LAO ĐỘNG

Sơ cấp cứu là những chữa trị ban đầu và trợ giúp cho nạn nhân bất cứ chân thương, sự cố hay một căn bệnh đột ngột nào đó trước khi có bác sĩ, nhân viên chuyên môn và xe cấp cứu đến nơi.

Sơ cấp cứu khi bị bỏng hoá chất.

Các dấu hiệu nhận biết: đau nhức nhiều, da bị biến màu, phồng và tróc da.

Chữa trị: nhận diện và khử hoá chất ngay lập tức.

Dội nước liên tục lên vùng da bị tổn thương tuỳ theo tình trạng tổn thương:

5 phút đối với hoá chất kích thích, gây ngứa trung bình.

20 phút đối với hoá chất chất kích thích gây ngứa tầm trọng.

20 phút đối với hoá chất không ăn mòn sâu.

60 phút với hoá chất ăn mòn ngấm sâu.

Tuyệt đối không được dùng bất kỳ một chất có tính đối kháng để khử hóa chất đó vì nó chỉ làm vết thương thêm trầm trọng.

Cởi bỏ bớt quần áo bó sát và đưa nạn nhân đi cấp cứu ngay.

Phải khai báo chi tiết và diễn biến của nạn nhân cho nhân viên y tế.

Sơ cấp cứu khi bị ngộ độc hoá chất

Uống nhầm axit: Không rửa dạ dày, không dùng thuốc gây nôn, không trung hòa bằng muối kiềm cacbonat hoặc bicacbonat vì sẽ sinh CO2 gây chướng bụng dễ làm thủng. Cho nạn nhân uống nhiều nước kiềm loãng như xà bông, nước magie (20g/l), hoặc nước vôi trộn đường
Ngộ độc do uống phải kiềm: Sơ cứu nạn nhân bằng cách uống giấm loãng (axit axetic 2%) hoặc nước chanh. Không được gây nôn, rửa dạ dày.

Ngộ độc do hít phải khí độc như khí clo, brom: Cần đưa nạn nhân ra chỗ thoáng, nới dây thắt lưng, cho thở không khí có một lượng nhỏ amniắc hoặc có thể dùng hỗn hợp cồn 900C với amoniac.

Ngộ độc do hít phải khí hiđro sunfua, các bon oxit,..: Cần đưa nạn nhân nằm ở chỗ thoáng, cho thở bằng oxi nguyên chất, làm hô hấp nhân tạo nếu cần thiết.

Ngộ độc do hít phải quá nhiều amoniac: cho nạn nhân hít hơi nước nóng, sau đó cho uống nước chanh hoặc giấm loãng.

Hoá chất vào mắt

Hóa chất rơi, bắn vào mắt có thể gây hậu quả nghiêm trọng nếu không chữa trị kịp thời. Nó có thể làm hỏng giác mạc, để lại sẹo gây giảm thị lực. Nếu gặp tai nạn này, cần rửa mắt bị thương dưới vòi nước sạch khoảng 10 phút. Cẩn thận đừng để nước rửa chảy qua mắt bên kia. Băng bó và đưa nạn nhân đến bệnh viện ngay.

5/5 - (1 bình chọn)

Đăng bởi by & filed under Đào Tạo - Huấn Luyện.