Phiếu đánh giá phân loại lao động là công cụ giúp doanh nghiệp xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người lao động. Qua đó, người lao động được xếp loại theo các mức: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế, và không hoàn thành nhiệm vụ. Sau đây là mẫu đánh giá phân loại lao động theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH
Phiếu đánh giá phân loại lao động để làm gì?
Mẫu đánh giá phân loại lao động
Phiếu đánh giá lao động đóng một vai trò quan trọng trong quản lý nhân sự của các doanh nghiệp, cơ quan, và tổ chức. Cụ thể, phiếu này có các chức năng chính như sau:
Đánh giá và xếp loại chất lượng lao động: Phiếu đánh giá là công cụ giúp doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người lao động. Qua đó, người lao động được xếp loại theo các mức: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế, và không hoàn thành nhiệm vụ.
Cơ sở cho việc bố trí, sử dụng, khen thưởng và kỷ luật: Dựa trên kết quả đánh giá và xếp loại lao động, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sẽ có những quyết định hợp lý và công bằng về việc bố trí công việc, sử dụng nguồn nhân lực, khen thưởng cho những cá nhân có thành tích tốt, cũng như áp dụng các biện pháp kỷ luật với những trường hợp vi phạm.
Định hướng cho bồi dưỡng, đào tạo: Kết quả từ phiếu đánh giá lao động cũng giúp doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức xác định nhu cầu bồi dưỡng và đào tạo. Từ đó, họ có thể lên kế hoạch nâng cao trình độ, kỹ năng cho người lao động, đảm bảo sự phát triển chuyên môn và nâng cao hiệu quả công việc.
Quy định về đánh giá phân loại lao động
Theo Điều 10 Thông tư 29/2021/NĐ-CP, người sử dụng lao động (và các cơ quan liên quan có trách nhiệm:
Rà soát, đánh giá phân loại lao động lần đầu:
Thực hiện khi bắt đầu hoạt động kinh doanh.
Thực hiện khi có thay đổi về công nghệ, quy trình tổ chức, sản xuất dẫn đến thay đổi điều kiện lao động.
Thực hiện khi đánh giá nguy cơ, rủi ro về an toàn vệ sinh lao động (ATVSL) theo Luật ATVSL phát hiện yếu tố nguy hiểm mới.
Đánh giá phân loại lao động định kỳ: Thực hiện tối thiểu 05 năm/01 lần
Đánh giá phân loại lao động đối với nghề, công việc đặc biệt: Trường hợp người sử dụng lao động đã thực hiện biện pháp loại trừ, giảm thiểu tác động yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì phải tổ chức đánh giá và đề xuất Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét kết quả.
Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm thực hiện các chế độ đối với người lao động trực tiếp tham gia làm việc với những nghề, côgn việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt năng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà pháp luật đã quy định.
Xin ý kiến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:
Khi đánh giá, phân loại lao động nhận thấy ngành nghề, công việc đã được đánh giá không còn đặc điểm điều kiện lao động đặc trưng nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Người sử dụng lao động không thực hiện trách nhiệm chế độ đối với người lao động với nghề, công việc nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sau khi xin ý kiến.
Mẫu đánh giá phân loại lao động
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Năm 20……
Họ và tên:……………………………….
Chức danh:……………………………..
Đơn vị công tác:…..…………………..
Loại hợp đồng:
I. TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC, TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN:
1. Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng lao động đã ký kết:…. …………………..
2. Thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp; thực hiện điều lệ, quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị:… …………………….
3. Tinh thần trách nhiệm trách nhiệm, thái độ giao tiếp với nhân dân; đoàn kết, phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ:….. …………………..
4. Việc thực hiện các nhiệm vụ khác trong hợp đồng:…..
II. TỰ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI
1. Đánh giá ưu, nhược điểm…..
2. Phân loại đánh giá:
a. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
b. Hoàn thành tốt nhiệm vụ.
c. Hoàn thành nhiệm vụ.
d. Không hoàn thành nhiệm vụ.
Kết quả tự đánh giá:….
Ngày… tháng…. năm 20
Người lao động tự đánh giá
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
III. Ý KIẾN CỦA TẬP THỂ ĐƠN VỊ VÀ LÃNH ĐẠO TRỰC TIẾP QUẢN LÝ LAO ĐỘNG HỢP ĐỒNG
1. Ý kiến của tập thể đơn vị nơi Người lao động công tác:..….
2. Nhận xét của lãnh đạo trực tiếp quản lý:…..
Ngày…. Tháng….. năm 20
Thủ trưởng trực tiếp đánh giá
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CỦA CẤP CÓ THẨM QUYỀN
1. Nhận xét ưu, nhược điểm…..
2. Kết quả đánh giá, phân loại:
a. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
b. Hoàn thành tốt nhiệm vụ.
c. Hoàn thành nhiệm vụ.
d. Không hoàn thành nhiệm vụ.
Kết quả đánh giá: …….
Ngày….. tháng….. năm 20
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Tư vấn đánh giá phân loại lao động
CRS VINA là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn đánh giá và phân loại lao động tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm và đội ngũ chuyên gia giàu kiến thức, CRS VINA cam kết mang đến các giải pháp hiệu quả, giúp doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.