Một trong những trách nhiệm của người sử dụng lao động là phải đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại môi trường làm việc để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người lao động. Để kịp thời phát hiện những mối nguy, yếu tố gây hại và đưa ra những biện pháp khắc phục, chủ doanh nghiệp cần phải thực hiện quan trắc môi trường lao động định kỳ? Vậy khi nào cần quan trắc môi trường lao động? Các nhóm yếu tố có hại nào cần quan trắc tại môi trường làm việc? Nguyên tắc thực hiện quan trắc môi trường làm việc là gì?
Khi nào cần quan trắc môi trường lao động?
Khi nào cần quan trắc môi trường lao động?
Môi trường làm việc luôn tồn tại những mối nguy có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Nếu môi trường lao được đảm bảo an toàn thì sức khỏe người lao động tốt dẫn đến năng suất lao động được cải thiện và nâng cao. Nhưng ngược lại môi trường lao động bị ô nhiễm thì người lao động tiếp xúc thường xuyên sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, nếu các yếu tố nguy hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép người lao động có khả năng mắc các bệnh nghề nghiệp và mức độ nguy hại tùy theo thời gian tiếp xúc tại nơi làm việc.
Điều 18 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định người sử dụng lao động phải tổ chức quan trắc môi trường làm việc, đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để đề ra các biện pháp kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng.
🔹 Đối với yếu tố có hại được Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tiếp xúc cho phép để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động thì người sử dụng lao động phải tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại ít nhất một lần trong một năm. Đơn vị tổ chức quan trắc môi trường lao động phải có đủ điều kiện về cơ sở, vật chất, trang thiết bị và nhân lực.
🔹 Đối với yếu tố nguy hiểm thì người sử dụng lao động phải thường xuyên kiểm soát, quản lý đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và ít nhất một lần trong một năm phải tổ chức kiểm tra, đánh giá yếu tố này theo quy định của pháp luật.
🔹 Ngay sau khi có kết quả quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại và kết quả kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải:
Thông báo công khai cho người lao động tại nơi quan trắc môi trường lao động và nơi được kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm;
Cung cấp thông tin khi tổ chức công đoàn, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu.
Có biện pháp khắc phục, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
🔹 Chính phủ quy định chi tiết về việc kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và điều kiện hoạt động của tổ chức quan trắc môi trường lao động bảo đảm phù hợp với Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp.
Lợi ích của việc quan trắc môi trường lao động
– Tuân thủ theo quy định của pháp luật.
– Quản lý môi trường làm việc của người lao động được an toàn, đảm bảo.
– Kịp thời phát hiện những yếu tố độc hại, nguy hại để có những biện pháp cải thiện điều kiện làm việc và trang bị phương tiện phòng hộ cá nhân phù hợp.
– Đảm bảo được an toàn sức khỏe cho người lao động.
– Xây dựng hình ảnh, tạo niềm tin từ phía khách hàng và đội ngũ nhân viên đối với doanh nghiệp.
Các yếu tố có hại nào cần quan trắc
– Các yếu tố vi khí hậu trong môi trường lao động: Nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió, bức xạ nhiệt.
– Nhóm yếu tố vật lý trong môi trường lao động: Ánh sáng, tiếng ồn, độ rung chuyển, điện từ trường tần số công nghiệp, điện từ trường tần số cao, bức xạ ion hóa (Tia X, tia phóng xạ,…), bức xạ không ion hóa (Tia UV tử ngoại,…)
– Nhóm yếu tố bụi trong môi trường lao động: Bụi toàn phần, bụi hô hấp, bụi mịn,…
– Nhóm yếu tố hóa học, hơi khí độc trong môi trường lao động, hóa chất độc hại.
– Nhóm yếu tố vi sinh trong môi trường lao động.
– Nhóm yếu tố tâm sinh lý lao động: Mức tiêu hao năng lượng cơ thể (Kcal/ca làm việc), Biến đổi hệ tim mạch khi làm việc, Mức chịu tải của cơ bắp khi làm việc: giảm sức bền lực cơ (% số người so với đầu ca), Biến đổi chức năng hệ thần kinh trung ương, Mức hoạt động não lực, Căng thẳng thị giác, Độ căng thẳng chú ý và mệt mỏi thần kinh.
– Các yếu tố Ergonomics, các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, văn hóa: Mức tiếp nhận thông tin: số tín hiệu tiếp nhận trong một giờ (chỉ đánh giá các công việc trong ngành cơ yếu, bưu điện viễn thông, tin học), mức đơn điệu của lao động trong sản xuất dây chuyền, nhịp điệu cử động, số lượng động tác trong 1 giờ, vị trí, tư thế lao động và đi lại trong ca làm việc, chế độ lao động, nội dung công việc và trách nhiệm.
– Các yếu tố về tổ chức bố trí lao động: bố trí vị trí lao động, phương pháp hoạt động, thao tác làm việc, chế độ lao động và nghỉ ngơi, chế độ ca làm việc, thời gian lao động,…
Tần suất thực hiện quan trắc môi trường lao động
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm tổ chức quan trắc môi trường lao động mỗi năm 1 lần. Và tổng hợp, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động và tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong phạm vi quản lý gửi lên cơ quan nhà nước quản lý.
Quan trắc môi trường lao động theo những nguyên tắc nào?
Theo Điều 35 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định về nguyên tắc thực hiện quan trắc môi trường lao động, cụ thể:
🔹 Thực hiện quan trắc đầy đủ yếu tố có hại được liệt kê trong Hồ sơ vệ sinh lao động do cơ sở lao động lập.
Đối với nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, khi quan trắc môi trường lao động phải thực hiện đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my quy định tại Khoản 3 Điều 33 Nghị định này.
🔹 Quan trắc môi trường lao động thực hiện theo đúng kế hoạch đã lập giữa cơ sở lao động và tổ chức đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động.
🔹 Quan trắc môi trường lao động bảo đảm như sau:
– Thực hiện trong thời gian cơ sở lao động đang tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh.
– Lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu cá nhân và vị trí lấy mẫu được đặt tại vùng có khả năng ảnh hưởng đến người lao động.
– Đối với quan trắc môi trường lao động bằng phương pháp phát hiện nhanh khi kết quả có nghi ngờ, tổ chức quan trắc môi trường lao động lấy mẫu, phân tích bằng phương pháp phù hợp tại phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn.
🔹 Yếu tố có hại cần quan trắc, đánh giá được bổ sung cập nhật trong Hồ sơ vệ sinh lao động trong trường hợp sau đây:
– Có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất hoặc khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động mà có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động.
– Tổ chức quan trắc môi trường lao động đề xuất bổ sung khi thực hiện quan trắc môi trường lao động.
– Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
🔹 Tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động được thanh toán chi phí quan trắc môi trường lao động; đánh giá tiếp xúc nghề nghiệp, báo cáo và phí quản lý do người sử dụng lao động chi trả theo quy định của pháp luật.
🔹 Tổ chức quan trắc môi trường lao động báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế về yếu tố có hại mới được phát hiện, phát sinh tại cơ sở lao động mà chưa có quy định về giới hạn cho phép.
Liên hệ quan trắc môi trường lao động ở đâu?
Crs Vina là đơn vị có đủ năng lực về Quan trắc môi trường lao động, Với gần 10 năm kinh nghiệm chuyên về lĩnh vực kiểm định, an toàn sức khoẻ Crs Vina được đồng hành hàng ngàn doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động lãnh thổi Việt Nam.
Bên cạnh đó Crs Vina có VP chi nhánh trên cả 3 miền giúp đáp ứng thời gian thực hiện nhanh và tối giản chi phí cho đơn vị.
Ngoài ra với hệ sinh thái dịch vụ đa ngành, Crs Vina rất mong đồng hành cùng Quý Khách hàng về các dịch vụ: Quan trắc Môi trường lao động, Huấn luyện an toàn lao động, Huấn luyện PCCC, Kiểm định an toàn thiết bị…và các dịch vụ tư vấn hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ quản lý HSE, hồ sơ đánh giá đối tác.
Quý khách hàng có nhu cầu cần đơn vị thực hiện Dịch vụ Quan trắc môi trường lao động cũng như có những vướng mắc liên quan Khi nào cần quan trắc môi trường lao động? xin vui lòng liên hệ.
CÔNG TY CP TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA
📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985
🌐 Website: https://kiemdinhthietbi.info/
🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina
📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com
✔️ Văn Phòng Giao Dịch tại TP HCM: Số 33H6, DN10, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.
✔️ Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.
✔️ Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
✔️ Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.