Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH quy định về phân loại lao động theo điều kiện lao động. Qua đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động và thực hiện các chế độ đãi ngộ phù hợp cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, an toàn và vệ sinh lao động. Cùng tìm hiểu Đánh giá phân loại lao động theo Thông tư 29/2021 trong bài viết dưới đây.

Đánh giá phân loại lao động theo Thông tư 29/2021

Mục đích của việc Đánh giá phân loại lao động theo Thông tư 29/2021

Đánh giá phân loại lao động theo Thông tư 29/2021

Xác định mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của các nghề, công việc để áp dụng các chế độ đãi ngộ, bảo hộ lao động phù hợp cho người lao động.

Làm cơ sở để người sử dụng lao động xây dựng các chế độ đãi ngộ phù hợp cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, an toàn và vệ sinh lao động.

Góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo vệ sức khỏe, an toàn cho người lao động.

Phân loại lao động theo thông tư 29

a) Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại V, VI.

b) Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại IV.

c) Nghề, công việc không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại I, II, III.Thông tư quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động đối với từng loại điều kiện lao động.

Nguyên tắc phân loại theo điều kiện lao động

Việc phân loại lao động theo điều kiện lao động phải dựa trên kết quả đánh giá xác định điều kiện lao động theo phương pháp quy định tại Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH.

Quy trình đánh giá phân loại lao động

Thành lập tổ chức đánh giá: Tổ chức đánh giá bao gồm đại diện của doanh nghiệp, tổ chức công đoàn và người lao động. Người đứng đầu doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm về hoạt động của tổ chức đánh giá.

Đánh giá phân loại lao động theo Thông tư 29/2021

Đánh giá phân loại lao động theo Thông tư 29/2021

Xác định phạm vi đánh giá: Phạm vi đánh giá bao gồm tất cả các nghề, công việc trong doanh nghiệp.

Rà soát, thu thập thông tin: Thu thập thông tin về đặc điểm, điều kiện lao động của từng nghề, công việc.

Phân tích, đánh giá: Phân tích, đánh giá mức độ tác động của các yếu tố nguy cơ, yếu tố có hại đến sức khỏe của người lao động.

Sử dụng hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động quy định tại Phụ lục I Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH, bao gồm 5 bước:

Bước 1: Xác định các yếu tố có tác động sinh học đến người lao động, chia thành 3 nhóm:

* Nhóm A: Yếu tố đánh giá về vệ sinh môi trường lao động (ví dụ: vi khí hậu, áp lực không khí, tiếng ồn, rung xóc,…).

* Nhóm B: Yếu tố đánh giá tác động về tâm sinh lý lao động (ví dụ: mức tiêu hao năng lượng cơ thể, mức hoạt động não lực, độ căng thẳng chú ý và mệt mỏi thần kinh,…).

* Nhóm C: Yếu tố đánh giá về Ergonomics – tổ chức lao động (ví dụ: mức tiếp nhận thông tin, mức đơn điệu của lao động, vị trí, tư thế lao động,…).

Bước 2: Lựa chọn ít nhất 6 yếu tố đặc trưng cho mỗi nghề, công việc, đảm bảo phản ánh đầy đủ 3 nhóm yếu tố A, B, C.

Bước 3: Chọn 1 chỉ tiêu cho mỗi yếu tố đặc trưng đã chọn và đánh giá, cho điểm theo thang điểm 6 (quy định tại Phụ lục I Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH). Cần lưu ý các nguyên tắc sau:

* Mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm càng lớn thì điểm càng cao.

* Điều chỉnh điểm dựa vào thời gian tiếp xúc của người lao động với các yếu tố nguy cơ.

* Đối với các yếu tố có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu, chỉ chọn 1 chỉ tiêu chính để đánh giá và cho điểm.

Bước 4: Tính điểm trung bình các yếu tố theo công thức:

Ȳ=(Y1 + Y2 + … + Yn)/n

* Trong đó:

* Ȳ: Điểm trung bình cộng của các yếu tố.

* n: Số lượng yếu tố đã tiến hành đánh giá (n≥6).

* Y1, Y2,…Yn: Điểm của yếu tố thứ nhất, thứ hai,…,thứ n.

Bước 5: Tổng hợp kết quả vào phiếu đánh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục II Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH và xác định điều kiện lao động theo điểm trung bình (Ȳ) như sau:

* Ȳ ≤ 1,01: Điều kiện lao động loại I.

* 1,01 < Ȳ ≤ 2,22: Điều kiện lao động loại II.

* 2,22 < Ȳ ≤ 3,37: Điều kiện lao động loại III.

* 3,37 < Ȳ ≤ 4,56: Điều kiện lao động loại IV.

* 4,56 < Ȳ ≤ 5,32: Điều kiện lao động loại V.

* Ȳ > 5,32: Điều kiện lao động loại VI.

Xác định kết quả phân loại: Căn cứ vào kết quả đánh giá, xác định mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của từng nghề, công việc.

Lập báo cáo kết quả đánh giá: Báo cáo kết quả đánh giá phải nêu rõ: Phạm vi đánh giá, phương pháp đánh giá, kết quả phân loại, đề xuất các biện pháp cải thiện điều kiện lao động.

Thẩm định và ban hành kết quả phân loại: Báo cáo kết quả đánh giá được trình lên người đứng đầu doanh nghiệp thẩm định. Sau khi được thẩm định, kết quả phân loại được ban hành và thông báo cho người lao động.

Công khai kết quả đánh giá, xếp loại công việc, chức danh nghề nghiệp.

Cập nhật thông tin: Theo dõi, cập nhật thông tin về người lao động khi có thay đổi.

Tại sao phải tổ chức đánh giá phân loại lao động?

Đánh giá phân loại lao động theo Thông tư 29/2021 nhằm:

Xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt năng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Phân loại lao động theo điều kiện lao động đối với các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để thực hiện các chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khoẻ người lao động theo quy định của Luật An toàn vệ sinh lao động.

Những doanh nghiệp nào phải thực hiện đánh giá phân loại lao động theo Thông tư 29/2021

Tất cả nhưng cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có sử dụng lao động đều phải thực hiện đánh giá phân loại lao động theo quy định.

Tần suất thực hiện đánh giá phân loại lao động

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 10, Thông tư Số 29/2021/TT-BLĐTBXH việc phân loại điều kiện lao động phải thực hiện tối thiểu 1 lần trong vòng 05 năm.

Người sử dụng lao động thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại lao động lần đầu và khi có sự thay đổi về công nghệ, quy trình tổ chức sản xuất dẫn đến việc thay đổi về điều kiện lao động.

Khi thực hiện đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động mà phát hiện những yếu tố nguy hiểm, có hại mới phát sinh so với lần đánh giá trước đó nhưng phải bảo đảm thực hiện rà soát, đánh giá.

Tổ chức thực đánh giá phân loại lao động

CRS VINA là tổ chức hàng đầu chuyên cung cấp các dịch vụ về môi trường và an toàn vệ sinh lao động tại Việt Nam.

Liên hệ với CRS VINA ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí.

CÔNG TY CP TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA

📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

🌐 Website: https://chungnhaniso.com.vn/

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina

📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com

⚜️ Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh.

⚜️ Văn Phòng Giao Dịch tại TP HCM: Số 33H6, DN10, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.

⚜️ Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

⚜️ Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

⚜️ Văn phòng tại Thái Bình: Số 02/13 Ngỗ 133 Trần Thái Tông, P.Trần Hưng Đạo, TP Thái Bình

⚜️ Văn phòng tại Đà Nẵng: Số 4 Đông Thạnh 3, Phường Hòa Phát, Huyện Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

⚜️ Văn phòng tại Cà Mau: đường Lý Thường Kiệt, phường 6, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

⚜️ Văn phòng tại Sơn La: đường Tô Hiệu, tổ 5, phường Tô Hiệu, TP Sơn La, tỉnh Sơn La.

 

5/5 - (1 bình chọn)

Đăng bởi by & filed under Tư vấn môi trường.