Việc nắm vững kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người lao động, đồng thời đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra an toàn, hiệu quả. Theo quy định pháp luật hiện hành, người lao động được phân thành các nhóm khác nhau để tiến hành huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động. Mỗi nhóm sẽ có những yêu cầu cụ thể về nội dung và thời gian huấn luyện. Vậy các nhóm an toàn lao động bao gồm những ai? Nội dung huấn luyện như thế nào?
☘ Tại sao cần phân nhóm an toàn lao động?
Các nhóm an toàn lao động
Việc phân chia các nhóm an toàn lao động giúp xác định rõ hơn mức độ rủi ro trong công việc và yêu cầu về đào tạo an toàn lao động.
Mỗi nhóm an toàn trực tiếp làm những công việc khác nhau nên việc phân nhóm để có thể đưa ra những biện pháp phòng ngừa phù hợp.
Nội dung huấn luyện an toàn lao động sẽ điều chỉnh phù hợp với từng nhóm, để các học viên dễ dàng nắm vững các kiến thức và kỹ năng cần thiết.
Mỗi nhóm đối tượng sẽ được trang bị thiết bị bảo hộ lao động phù hợp với công việc sẽ giảm thiểu tối đa các tai nạn lao động.
☘ Các nhóm an toàn lao động
Được quy định tại Điều 17 Nghị định 44/2016/NĐ-CP thì các nhóm an toàn lao động được chính thành 6 nhóm:
Nhóm 1: những người quản lý chung về an toàn lao động.
Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc. Cán bộ, nhân viên phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật. Người giữ chức vụ quản đốc phân xưởng hoặc tương đương.
Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Khoản này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp an toàn vệ sinh lao động, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về ATVSLĐ.
Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở. người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
Những người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6 quy định tại khoản này.
Bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động. Có trách nhiệm hỗ trợ công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở.
☘ Nội dung huấn luyện các nhóm an toàn lao động
Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 44/2016/NĐ-CP, nội dung huấn luyện các nhóm an toàn vệ sinh lao động bao gồm:
Huấn luyện nhóm 1
– Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
– Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở. Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động. Những kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động. Hiểu về văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
Huấn luyện nhóm 2
– Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
– Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở. Cách xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động. Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động. Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hằng năm. Phân tích, đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động. Các nghiệp vụ công tác tự kiểm tra. Công tác Điều tra tai nạn lao động. Những yêu cầu của công tác kiểm định, huấn luyện và quan trắc môi trường lao động. Quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động. Hoạt động sơ cấp cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động.
– Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh yếu tố nguy hiểm, có hại. Các quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
Huấn luyện nhóm 3
– Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
– Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: Chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động. Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động. Chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên. Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh. Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân. Nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
– Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại và phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mà người được huấn luyện đang làm. Quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động. Kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến công việc của người lao động.
Huấn luyện nhóm 4
– Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động. Các chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động. Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động. Chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên. Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh. Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân, nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
– Huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc: Quy trình làm việc và yêu cầu cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
– Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
– Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở. Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động. Những kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
Huấn luyện nhóm 6
Người lao động tham gia mạng lưới an toàn, vệ sinh viên ngoài nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định còn được huấn luyện bổ sung về kỹ năng và phương pháp hoạt động của an toàn, vệ sinh viên.
☘ Thời gian huấn luyện các nhóm an toàn vệ sinh lao động tối thiểu bao nhiêu giờ?
Theo Điều 19 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định về thời gian huấn luyện như sau:
Thời gian huấn luyện lần đầu
+ Nhóm 1, nhóm 4: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
+ Nhóm 2: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra.
+ Nhóm 3: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
+ Nhóm 5: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra
+ Nhóm 6: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
Phương pháp huấn luyện
Phần lý thuyết: huấn luyện thông qua bài giảng, tài liệu, video.
Phần thực hành: Thực hành các thao tác an toàn, sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân.
Huấn luyện tại nơi làm việc: Quan sát trực tiếp quá trình làm việc, chỉ ra những sai sót và cách khắc phục.
☘ Trung tâm huấn luyện an toàn lao động các nhóm
CRS VINA là một trong những trung tâm huấn luyện an toàn vệ sinh lao động uy tín và chuyên nghiệp hàng đầu. Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, CRS VINA cung cấp các khóa học huấn luyện an toàn lao động cho tất cả các nhóm đối tượng, từ người lao động đến các cấp quản lý, đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành.
☘ Tại sao nên chọn CRS VINA?
✔️ Chương trình đào tạo đa dạng: CRS VINA cung cấp các khóa học huấn luyện an toàn lao động cho tất cả các nhóm đối tượng, từ nhóm 1 đến nhóm 6, đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp.
✔️ Giảng viên giàu kinh nghiệm: Đội ngũ giảng viên của CRS VINA đều là những chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động, đảm bảo chất lượng giảng dạy cao.
✔️ Cơ sở vật chất hiện đại: Trung tâm được trang bị đầy đủ các thiết bị và tài liệu học tập hiện đại, tạo điều kiện tốt nhất cho việc học tập.
✔️ Chứng chỉ uy tín: Sau khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ được cấp chứng chỉ có giá trị toàn quốc, được công nhận bởi các cơ quan quản lý nhà nước.
✔️ Dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp: CRS VINA cung cấp dịch vụ tư vấn xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động, đánh giá rủi ro, xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp…
CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH CRS VINA
📞 Hotline: 0903.980.538 🔹 0984.886.985
🌐 Website: https://chungnhaniso.com.vn/
🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina
📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com
⚜️ Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh.
⚜️ Văn Phòng Giao Dịch tại TP HCM: Số 33H6, DN10, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.
⚜️ Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.
⚜️ Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
⚜️ Văn phòng tại Thái Bình: Số 02/13 Ngỗ 133 Trần Thái Tông, P.Trần Hưng Đạo, TP Thái Bình
⚜️ Văn phòng tại Đà Nẵng: Số 4 Đông Thạnh 3, Phường Hòa Phát, Huyện Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
⚜️ Văn phòng tại Cà Mau: đường Lý Thường Kiệt, phường 6, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
⚜️ Văn phòng tại Sơn La: đường Tô Hiệu, tổ 5, phường Tô Hiệu, TP Sơn La, tỉnh Sơn La.