Chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn, với tên gọi đầy đủ là Chứng nhận sự phù hợp với tiêu chuẩn, là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng tương ứng.
Tùy thuộc đối tượng hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn là sản phẩm hoặc quá trình hay môi trường mà có thể chia ra các loại chứng nhận hợp chuẩn khác nhau. Thông thường, thuật ngữ chứng nhận hợp chuẩn thường được hiểu là chứng nhận sản phẩm phù hợp với một tiêu chuẩn kỹ thuật. Tuy nhiên, theo nghĩa rộng, khi đối tượng là quá trình (cung cấp dịch vụ hay quản lý) thì nó có thể là chứng nhận dịch vụ hợp chuẩn hay chứng nhận hệ thống quản lý hợp chuẩn. Chứng nhận hệ thống quản lý thường được tách biệt khỏi chứng nhận hợp chuẩn do việc hình thành các tiêu chuẩn hệ thống quản lý của các tổ chức tiêu chuẩn hóa hay các hiệp hội như ISO, IEC, SA, CODEX,…

Một số loại hình Chứng nhận hợp chuẩn thường gặp là:
1) Chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn;
2) Chứng nhận cơ sở sản xuất/ chế biến hợp chuẩn;
3) Chứng nhận dịch vụ hoặc quá trình hợp chuẩn.

Chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn là sự xác nhận chính thức rằng sản phẩm của doanh nghiệp thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn được chấp nhận và doanh nghiệp đã duy trì hệ thống đảm bảo chất lượng hiệu quả, đảm bảo được tính ổn định về chất lượng của sản phẩm được chứng nhận.

* Yêu cầu đối với đơn vị, tổ chức muốn Chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn:

– Kết quả thử nghiệm mẫu điển hình của sản phẩm phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn áp dụng

– Doanh nghiệp xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng như: ISO 9000, HACCP, GMP,… hoặc theo các yêu cầu đảm bảo chất lượng khác.

– Chịu sự giám sát sau chứng nhận qua việc xem xét điều kiện đảm bảo chất lượng và thử nghiệm mẫu điển hình của sản phẩm lấy từ cơ sở sản xuất và/hoặc trên thị trường.

* Lợi ích Chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn:

– Được sử dụng dấu chất lượng trực tiếp trên sản phẩm, bao bì, tài liệu kỹ thuật hay trên các tài liệu nhằm mục đích quảng cáo quảng bá.

– Được sử dụng giấy chứng nhận làm hồ sơ dự thầu

– Tăng lòng tin của khách hàng

– Nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của doanh nghiệp

– Tiết kiệm chi phí thử nghiệm, có thể được xét miễn, giảm kiểm tra khi có Giấy chứng nhận và Dấu chất lượng

– Dấu chất lượng là “thị thực” vào thị trường các nước thông qua các thỏa thuận thừa nhận song phương và đa phương.

Chứng nhận đã được cấp:

Chung nhan hop chuan Việt Nhật

Để được hướng dẫn cụ thể cho việc triển khai các hoạt động đánh giá chứng nhận, các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh…vui lòng liên hệ với Trung tâm Chứng nhận:

Phụ trách: 0909 710 949 / 0984 886 985 (Ngô Lan Anh)

Email: ngolananh@vnce.vn  & ngolananhcn@gmail.com