Đo kiểm môi trường làm việc là hoạt động cần thiết và bắt buộc tại các doanh nghiệp, cơ sở có sử dụng người lao động. Những quy định về đo kiểm môi trường làm việc được quy định tại Thông tư 19/2016/TT-BYT Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động.

Bất cứ một doanh nghiệp, công ty nào thì người lao động vấn là quan trọng, là nhân tố then chốt tạo ra năng xuất lao động cho doanh nghiệp. Vậy nên, các doanh nghiệp cần quan tâm đến người lao động bắt đầu từ môi trường làm việc của họ. Do đó, khi đưa những quy định về đo kiểm môi trường làm việc vào quan trắc môi trường làm việc sẽ đảm bảo môi trường làm việc an toàn, thân thiện, hạn chế những ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.

 

 

Căn cứ pháp luật quy định về đo kiểm môi trường làm việc

✏ Thông tư 19/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 – Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe lao động.

✏ Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 Quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.

✏ Nghị định 39//2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động.

Nguyên tắc quản lý

Mọi cơ sở lao động đều phải lập và định kỳ bổ sung hồ sơ quản lý về vệ sinh lao động, hồ sơ quản lý sức khỏe cho người lao động và bệnh nghề nghiệp.

Việc đo kiểm môi trường làm việc phải được thực hiện bởi đơn vị có đủ điều kiện theo quy định tại yếu tố có hại cần quan trắc

Việc quản lý vệ sinh an lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp được thực hiện trên cơ sở phân cấp và kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ.

Xây dựng kế hoạch đo kiểm môi trường làm việc

🌿 Xác định số lượng yếu tố có hại cần quan trắc, số lượng mẫu cần lấy và vị trí lấy mẫu với mỗi yếu tố có hại. Các bước trên chúng ta cần dựa vào hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở, quy trình sản xuất kinh doanh và số lượng người lao động làm việc tại bộ phận có yếu tố có hại.

🌿 Dựa vào số người lao động làm công việc, làm nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại cơ sở.

🌿 Yếu tố vi sinh vật, dị nguyên, yếu tố gây dị ứng, ung thư và các yếu tố có hại khác có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động mà chưa được xác định trong Hồ sơ vệ sinh lao động.

Nguyên tắc thực hiện đo kiểm môi trường làm việc

👉 Thực hiện đo kiểm đầy đủ các yếu tố có hại được liệt kê trong Hồ sơ vệ sinh lao động do cơ sở lập.

👉 Đối với những nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm. Khi đo kiểm môi trường làm việc phải thực hiện đánh giá gánh nặng làm việc và một số chỉ tiêu tâm lý làm việc Ec-gô-nô-my quy định tại Khoản 3 Điều 33 Nghị định 44/2016/NĐ-CP.

👉 Đo kiểm môi trường làm việc thực hiện theo đúng kế hoạch đã lập giữa cơ sở lao động và tổ chức đủ kiện thực hiện đo kiểm môi trường làm việc.

Những quy định về đo kiểm môi trường làm việc

Thực hiện đo kiểm môi trường làm việc trong thời gian cơ sở lao động đang tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ít nhất mỗi năm một lần phải thực hiện đo kiểm môi trường làm việc tại cơ sở.

Lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu cá nhân và vị trí mẫu được đặt tại vùng có khả năng ảnh hưởng đến người lao động.

Đối với đo kiểm môi trường làm việc bằng phương pháp phát hiện nhanh khi kết quả có nghi ngờ, tổ chức đo kiểm môi trường làm việc lấy mẫu, phân tích bằng phương pháp phù hợp tại phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn.

✔️ Đảm bảo máy móc, thiết bị phục vụ đo kiểm môi trường làm việc được hiểu chỉnh, hiệu chuẩn theo đúng quy định của pháp luật trước khi thực hiện đo kiểm môi trường làm việc.

✔️ Thực hiện đúng và đầy đủ quy trình đo kiểm môi trường làm việc đã cam kết.

✔️ Thông báo trung thực kết quả đo kiểm môi trường làm việc cho người sử dụng lao động.

✔️ Trường hợp kết quả đo kiểm môi trường làm việc không đảm bảo, cơ sở lao động phải thực hiện như sau:

    •  Triển khai biện pháp cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu yếu tố có hại và phòng chống bệnh nghề nghiệp.
    •  Tổ chức khám sức khỏe phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp cho người lao động ở các vị trí có môi trường lao động không đảm bảo.
    • Bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Quy định về đo kiểm môi trường làm việc đối với đơn vị thực hiện đo kiểm môi trường

Điều kiện cơ sở vật chất: Những đơn vị thực hiện đo kiểm môi trường làm việc phải có trụ sở gồm các bộ phận hành chính, tiếp nhận hồ sơ, bộ phận xét nghiệm.

Điều kiện về trang thiết bị: Thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều kiện nhân sự: Nhân viên thực hiện đo kiểm môi trường làm việc phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với loại hình xét nghiệm. Phải có giấy xác nhận đã qua tập huấn về giám sát môi trường lao động, sức khỏe lao động, bệnh nghề nghiệp. Và có năng lực thực hiện các xét nghiệm đo kiểm môi trường lao động theo quy định.

Đơn vị thực hiện đo kiểm môi trường làm việc CRS VINA

👍 Công ty CRS VINA là đơn vị được chứng nhận đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường, đo kiểm môi trường làm việc. Chúng tôi có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, nhân sự cũng như trang thiết bị để thực hiện quan đo kiểm, quan trắc môi trường làm việc.

👍 Đội ngũ nhân viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm.

👍 Chúng tôi cam kết mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất với chi phí phù hợp với từng doanh nghiệp.

 

Quý doanh nghiệp có nhu cầu đo kiểm môi trường làm việc, vui lòng liên hệ để được tư vấn:

PHÒNG QUAN TRẮC AN TOÀN – CÔNG TY CRS VINA (VESC)

📞 Hotline: 0903.980.538 💕 0984.886.985

🌐 Website: https://chungnhaniso.com.vn/

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/congnghemoitruongetech/

📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com

🌴 Địa chỉ: 331/70/92 Phan Huy ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

🌴 Chi nhánh Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

🌴 Chi nhánh Hà Nội: Số nhà 24 ngách 25, Ngõ 97, Phố Khương Trung, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

Đăng bởi by & filed under Tin tức, Tư vấn môi trường.