Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc từ ngày 01/01/2020 đối với sản phẩm đèn LED theo quy định tại Quyết định 04/2017/QĐ-TTg lộ trình 2. Vậy thủ tục dán nhãn năng lượng đèn LED như thế nào? Quy trình ra sao, thành phần hồ sơ bao gồm những gì?

 

Thủ tục dán nhãn năng lượng đèn LED

Thủ tục dán nhãn năng lượng đèn LED

 

Tại sao phải thực hiện dán nhãn năng lượng đèn LED?

Thủ tục dán nhãn năng lượng đèn LED

 

Giúp người tiêu dùng hiểu biết về sản phẩm mà mình mua và sử dụng. Giúp nhà sản xuất có trách nhiệm hơn trong việc cải tiến sản phẩm.

Tạo ra sự cạnh tranh tích cực giữa các nhà sản xuất.

Giúp các cơ quan kiểm soát dễ dàng trong quá trình kiểm tra chất lượng.

 

Quy định pháp luật

 

✔️ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010.

✔️ Nghị định số 21/2011/NĐ-CP

✔️ Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg ngày 09/3/2017 quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện.

✔️ Thông tư số 36/2016/TT-BCT của Bộ Công thương quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vị quản lý của Bộ Công thương.

 

Nhãn năng lượng là gì?

 

Theo quy định tại Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì nhãn năng lượng là nhãn cung cấp thông tin về loại năng lượng sử dụng, mức tiêu thụ năng lượng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lương.

Dán nhãn năng lượng là việc dán, in, gắn, khắc nhãn năng lượng lên bao bì sản phẩm.

▪️ Nhãn năng lượng xác nhận là nhãn thể hiện hình biểu tượng Tiết kiệm năng lượng (hay còn gọi là Ngôi sao năng lượng) được cho các phương tiện, thiết bị lưu thông trên thị trường khi những phương tiện, thiết bị có mức hiệu suất năng lượng đạt hoặc vượt mức hiệu suất năng lượng cao (HEPS) do Bộ Công thương quy định theo từng thời kỳ.

▪️ Nhãn năng lượng so sánh là nhãn được dán cho các sản phẩm lưu thông trên thị trường, thể hiện xếp hạng đánh giá mức hiệu suất năng lượng (từ 1 đến 5 sao) và các thông số chi tiết liên quan tới xuất xứ, tiêu chuẩn đánh giá, hiệu suất tiêu thụ điện năng của sản phẩm.

 

Đối tượng áp dụng

 

Các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu đèn LED.

 

Thủ tục dán nhãn năng lượng đèn LED

Thủ tục dán nhãn năng lượng đèn LED

 

Các loại đèn LED phải dán nhãn năng lượng.

 

Từ ngày 1/1/2020, đèn LED phải được dán nhãn năng lượng. Nhưng không phải tất cả các loại đèn LED đều phải làm kiểm tra hiệu suất và dán nhãn năng lượng theo hình thức bắt buộc.

Chỉ những đèn LED thuộc phạm vi áp dụng của TCVN 11844:2017 – Đèn LED: Hiệu suất năng lượng thì mới bắt buộc phải kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu và dán nhãn năng lượng.

Cụ thể, các loại đèn LED có các thông số sau bắt buộc phải dán nhãn năng lượng:

▪️ CÔNG SUẤT: đèn LED phải có công suất từ 60W trở xuống. Như vậy, các loại đèn LED có công suất trên 60W thì không phải dán nhã năng lượng.

▪️ ĐIỆN ÁP danh định: không quá 250V. Còn các loại đèn LED công nghiệp dùng điện 380V thì không cần dán nhãn.

▪️ LOẠI ĐÈN LED: các đèn LED thuộc 1 trong 2 loại sau thì thực hiện dán nhãn:

  • Phải là đèn LED có balast lắp đèn có đầu đèn E27 hoặc B22, tức là đèn LED Bulb, hay còn gọi là đèn LED tròn.
  • Phải là đèn LED được thiết kế để thay thế bóng đèn huỳnh quang dạng ống có đầu đèn G5 và G13. Hay còn gọi là LED TUBE, LED TUÝP. Còn các loại đèn LED dây, LED âm trần, LED chiếu sáng đường phố, hay đèn LED Panel không phải dán nhãn năng lượng.

▪️ MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG: đèn LED sử dụng cho mục đích chiếu sáng thông dụng trong nhà ở, văn phòng,…. Nếu đèn LED đủ 3 yếu tố ở trên nhưng không phải đèn chiếu sáng thông dụng thì cũng không cần phải dán nhãn năng lượng.

 

Thủ tục dán nhãn năng lượng đèn LED

 

Nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng

Trước khi đưa phương tiện, thiết bị ra thị trường, doanh nghiệp sản xuất – nhập khẩu đèn LED phải lập một bộ hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng và gửi về Bộ Công thương.

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

✍️ Giấy Đăng phép ký kinh doanh hoặc các giấy tờ liên quan.

✍️ Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho đèn LED. Trong đó ghi rõ là doanh nghiệp muốn đăng ký dán nhãn so sánh hay nhãn xác nhận theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư 36. Đối với đèn LED thường là đăng ký dán nhãn xác nhận.

✍️ Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệp cấp cho model sản phẩm.

✍️ Tài liệu chứng minh phòng thử nghiệm nước ngoài đã đáp ứng đủ điều kiện (đối với trường hợp thực hiện thử nghiệm hiệu suất tại tổ chức thử nghiệm nước ngoài)

✍️ Mẫu nhãn năng lượng dự kiến.

Doanh nghiệp có thể gửi hồ sơ qua Trang thông tin điện tử của Bộ Công thương. Hoặc gửi trực tiếp qua đường bưu điện về Tổng Cục Năng lượng, Bộ Công thương. Trường hợp hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có công chứng.

Dán nhãn năng lượng đèn LED

Sau khi nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng với đầy đủ hồ sơ đến Bộ Công thương. Doanh nghiệp được tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng đã đăng ký. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính xác thực, trung thực với các thông tin công bố trong Giấy công bố nhãn năng lượng và thông tin hiển thị trên nhãn năng lượng.

Nhãn năng lượng đèn LED được sử dụng thống nhất theo quy định của Bộ Công thương, hình thức, quy cách nhãn năng lượng được quy định tại Phụ lục II Thông tư 36.

Nhãn năng lượng phải có đầy đủ các thông tin cơ bản:

💨 Tên nhà sản xuất/nhập khẩu đầy đủ hoặc viết tắt.

💨 Mã hiệu đèn LED.

💨 Thông tin về mức tiêu thụ năng lượng.

💨 Tiêu chuẩn hoặc quy định áp dụng.

Nhãn năng lượng có thể được thay đổi kích thước tăng – giảm tỉ lệ của nhãn để phù hợp với kích thước đèn LED. Nhưng không được gây nhầm lẫn, che lấp hoặc ảnh hưởng tới thông tin ghi trên nhãn hàng hóa theo quy định của Pháp luật.

Thực hiện dán nhãn năng lượng đèn LED

Cơ sở sản xuất và doanh nghiệp nhập khẩu tự thực hiện việc in, dán nhãn năng lượng đèn LED theo Giấy công bố dán nhãn năng lượng.

Hằng năm, các cơ sở này có trách nhiệm gửi báo cáo tới Sở Công thương tại địa phương. Đồng thời, cơ sở phải thống kê về số lượng, chủng loại các loại đèn LED được dán nhãn đưa ra thị trường trong năm và gửi về Bộ Công thương trước ngày 01/03 năm tiếp theo.

 

Thủ tục dán nhãn năng lượng đèn LED

Thủ tục dán nhãn năng lượng đèn LED

 

Các trường hợp phải đăng ký lại nhãn năng lượng đèn LED.

 

❄ Tiêu chuẩn đánh giá thay đổi.

❄ Thiết bị đã được đăng ký dán nhãn năng lượng có những thay đổi về mức tiêu thụ năng lượng.

Thu hồi nhãn năng lượng đèn LED

Bộ Công thương có quyền quyết định thu hồi nhãn năng lượng nếu:

Mẫu nhãn năng lượng có thông tin sai lệch so với mẫu dự kiến tại Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng.

❄ Mức tiêu thụ năng lượng của thiết bị cao hơn so với mức tiêu thụ tại Giấy công bố dán nhãn năng lượng.

CRS VINA – đơn vị tư vấn, hỗ trợ việc dán nhãn năng lượng đèn LED.

☘ Tư vấn giúp khách hàng về vấn đề pháp lý liên quan đến việc đăng ký dán nhãn năng lượng đèn LED.

☘ Soạn thảo hồ sơ hoàn chỉnh, đầy đủ.

☘ Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ tới cơ quan Nhà nước, Bộ Công thương.

☘ Nhận kết quả và bàn giao cho quý khách hàng.

 

Thủ tục dán nhãn năng lượng đèn LED

 

Quý khách cần tư vấn về Thủ tục dán nhãn năng lượng đèn LED, liên hệ ngay:

CÔNG TY CRS VINA (VESC)

📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

🌐 Website: https://chungnhaniso.com.vn/

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaoantoancrsvina/

📩 Email: lananhcrsvina@gmail.com

♨️ Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

♨️ Chi nhánh Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

♨️ Chi nhánh Hà Nội: Số nhà 24 ngách 25, Ngõ 97, Phố Khương Trung, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

5/5 - (1 bình chọn)

Đăng bởi by & filed under Dịch Vụ Tư Vấn Kỹ Thuật An Toàn & Chứng nhận, Dịch vụ Kiểm Định và Công Bố chất lượng sản phẩm, Tin tức, Tư vấn môi trường.